5 giờ sáng,vtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay và ngày mai chuông báo thức điện thoại đổ từng hồi dài. Anh Hùng liền dậy vệ sinh cá nhân rồi chuẩn bị thức ăn cho những con vật đang nuôi nhốt tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Đều đặn suốt 4 năm qua, mỗi buổi sáng anh đều bắt đầu như thế.
“VÚ EM” CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Vượn má vàng ăn dưa hấu, chuối. Những con voọc ngũ sắc lại ăn lá cây. Chiếc giỏ trên tay anh Hùng đầy ắp các loại lá và trái cây để đến từng chuồng phân phát. “Cùng thuộc dòng linh trưởng nhưng mỗi loài lại ăn một loại thức ăn khác nhau. Mình phải hiểu để cho chúng ăn phù hợp. Nếu không chúng sẽ dễ bị bệnh đường ruột hoặc sình bụng dẫn đến tử vong” - anh Hùng vừa nói vừa nhanh nhẹn đưa một ôm nhánh lá cây cho con voọc ngũ sắc trong chuồng.
Nhân viên Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đang chăm sóc một con khỉ được cứu hộ về
Từ đằng xa, anh Lê Văn Long, nhân viên trung tâm đang điều khiển chiếc xe ba gác bên trên chất đầy lá cây và cỏ đến gần. Trận mưa đêm qua khiến anh phải vất vả mới không để chiếc xe bị chệch hướng. “Số lá cây này là để cho mấy con hươu sao và nai ở bên kia. Kinh phí hạn hẹp nên chúng tôi phải đi lấy thức ăn tự nhiên sẵn có và trồng thêm một số loại cây ăn trái cho mấy con vật. Bên này có chuối, bên kia có mận, đu đủ” - anh Long nói.
Mỗi loài động vật sau khi được cứu hộ mang về trung tâm đều được chăm sóc dinh dưỡng, phòng, điều trị bệnh hoặc thực hiện các bước tập luyện phục hồi bản năng hoang dã cho những cá thể đã bị thuần hóa trong quá trình nuôi nhốt. Chúng tôi thậm chí còn phải làm nhiệm vụ của ông mai bà mối, chọn cá thể ghép đôi cho những con vượn má vàng để giúp chúng sống đúng với bản năng và duy trì nòi giống. Nhờ cách này mà đã có 2 con vượn má vàng non được sinh ra và đang nuôi dưỡng tại trung tâm. Tuy nhiên, có những con vật mình xác định phải nuôi nó cả đời. Như con khỉ được kiểm lâm phát hiện khi bị dính bẫy, đã bị cụt 1 chân nên nếu thả về môi trường tự nhiên thì nó không đủ khả năng để chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường hoang dã. Anh Lê Văn Long, nhân viên Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Bù Gia Mập |
“Tuy vất vả nhưng mấy con “ăn chay” còn dễ kiếm thức ăn chứ như loài rái cá, tôi rảnh rỗi là đi câu cá về cho nó ăn. Cá sống nó mới ăn, chứ cá chết nó không ăn” - anh Long vừa nói vừa chỉ con rái cá nghịch ngợm chưa đầy 1 năm tuổi. Đây là con rái cá lạc mẹ được lực lượng bảo vệ rừng phát hiện khi đang đi tuần tra rừng và đưa về trung tâm nuôi dưỡng từ khi còn đỏ hỏn.
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO CÁC CÁNH RỪNG
Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực rừng duy nhất trên địa bàn tỉnh còn bảo tồn được sự đa dạng sinh học với hệ động - thực vật đa dạng, phong phú. Với diện tích gần 26.000 ha, vườn gồm 724 loài thực vật, 278 giống cây dược liệu, 437 loài động vật hoang dã. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đã tiếp nhận 104 cá thể động vật hoang dã và thả về rừng 85 cá thể. Số cá thể còn lại đang được trung tâm chăm sóc, phục hồi bản năng hoang dã để khi đủ điều kiện sẽ thả về môi trường tự nhiên. Ngoài cho ăn thức ăn tự nhiên, trung tâm còn dành hẳn 50 ha rừng để các loài động vật tập làm quen với môi trường bên ngoài trước khi tái thả về rừng. “Tỷ lệ tái thả thành công tương đối cao, khả năng thích nghi của các con vật cũng rất tốt. Qua theo dõi cho thấy, thả 10, 20 con thì chỉ có khoảng 1, 2 con là không thích nghi được, trung tâm lại thu hồi về để tái cứu hộ. Đây cũng do nguyên nhân khách quan thôi, vì cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên không đủ thời gian tập luyện cho nó thích nghi với môi trường tự nhiên” - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Trần Văn Trưởng cho biết.
Hiện khu vực Tây Nguyên chưa có trung tâm cứu hộ nên chúng tôi tiếp nhận khá nhiều cuộc gọi từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Nếu tỉnh có cơ chế mở để chúng tôi có thể nhận được các dự án từ nước ngoài thì việc cứu hộ động vật mới mở rộng được. Hiện nay, do rừng Bù Gia Mập ở biên giới nên thủ tục pháp lý hầu như rất khó. Trong khi đó, ngoài tiếp nhận nguồn động vật hoang dã do lực lượng kiểm lâm bắt giữ trong các vụ vi phạm, số lượng động vật hoang dã đang nuôi nhốt ở các hộ dân vẫn còn rất lớn. Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Bù Gia Mập Trần Văn Trưởng |
Đa số động vật được cứu hộ tại trung tâm là các loại linh trưởng thuộc nhóm 1B. Theo anh Trưởng, do cơ sở vật chất, chuồng trại không đủ, nguồn kinh phí hạn hẹp nên hiện trung tâm chỉ có thể ưu tiên các loại động vật hoang dã thuộc nhóm 1B dù số lượng động vật cần cứu hộ rất nhiều. Thậm chí có những trường hợp cá thể động vật ở ngoài tỉnh, trung tâm phải từ chối tiếp nhận vì không đủ kinh phí đến tận nơi tiếp nhận.
Một tín hiệu rất đáng mừng là hiện nay, số người dân liên lạc với trung tâm để trao trả các loài động vật hoang dã đang ngày một nhiều hơn. “Người dân đã nhận thức được nuôi nhốt động vật hoang dã là hành vi sai trái. Thậm chí có nhiều người còn mua lại động vật hoang dã từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó mang đến trao lại cho trung tâm. Đó là điều rất đáng quý” - anh Trưởng nói.
Trong tự nhiên, mỗi loài động - thực vật đều có giá trị riêng, giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Động vật hoang dã mất đi đồng nghĩa với việc mất đi hệ sinh thái tự nhiên, kèm theo đó là những thảm họa, thiên tai khó lường. Bảo vệ động vật hoang dã không chỉ dừng lại ở việc tạo cho chúng một môi trường sống lành mạnh, an toàn mà còn phải chung tay giúp đỡ chúng vượt qua những thiên tai và hiểm họa ở cuộc sống ngoài tự nhiên.