会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định mu vs southampton】Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử!

【nhận định mu vs southampton】Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

时间:2025-01-26 06:40:00 来源:88Point 作者:Thể thao 阅读:413次

Liên Hợp Quốc vừa phát hành báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024,ệtNamtăngbậcvềxếphạngChínhphủđiệntửnhận định mu vs southampton phác họa toàn cảnh công cuộc theo đuổi chính phủ số của các nước trên khắp thế giới.

So với vài năm trước, ngày càng nhiều quốc gia tận dụng công nghệ và mở rộng các dịch vụ số cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.

Báo cáo năm 2024 cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về phát triển Chính phủ điện tử từ góc độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương của 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Những phát hiện này dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm các dịch vụ chính phủ trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông, hiểu biết của dân số trưởng thành và sự tham gia kỹ thuật số.

Châu Âu tiếp tục dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử, tiếp theo là châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi, dựa trên Chỉ số Phát triển Chính phủ Điện tử (EGDI) của Liên Hợp Quốc. Dù tất cả các khu vực đã đạt được tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, tốc độ phát triển không đồng đều và tồn tại chênh lệch giữa các khu vực.

Nhìn chung, Liên Hợp Quốc cho biết tỷ lệ dân số tụt hậu trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử đã giảm từ 45% năm 2022 xuống 22,4% năm 2024. Song, vẫn còn 1,73 tỷ người cần tiếp cận dịch vụ kỹ thuật số cơ bản. Khoảng cách đặc biệt rộng tại châu Phi và châu Đại Dương.

Đan Mạch, Estonia, Singapore, Hàn Quốc và Iceland dẫn đầu danh sách 20 quốc gia sở hữu dịch vụ công kỹ thuật số trưởng thành nhất, dựa theo xếp hạng EGDI.

w-dich-vu-cong-ha-noi-1-1-2.jpg
Thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chính phủ điện tử thế giới đã được cải thiện. Ảnh: Minh Tuấn

Năm nay, sau hai kỳ đánh giá giữ nguyên thứ hạng 86/193 vào năm 2020 và 2022, với 0,7709 điểm, Việt Nam được xếp vào nhóm “EGDI rất cao” và đứng thứ 71/193, tăng 15 bậc.

Các tiêu chí như OSI (chỉ số dịch vụ công trực tuyến), TII (chỉ số hạ tầng viễn thông), HCI (chỉ số nguồn nhân lực), EPI (chỉ số tham gia kỹ thuật số) đều có tiến bộ so với hai năm trước. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5/11 nước về Chính phủ điện tử, tăng 1 bậc so với năm 2022.

Thuộc nhóm quốc gia thu nhập dưới trung bình, chỉ số dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam được xếp hạng cao. Theo Liên Hợp Quốc, các nước có chỉ số TII và EGDI rất cao như Việt Nam có thể đẩy nhanh phát triển kỹ thuật số bằng cách cải thiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và phát triển vốn con người.

W-Vietnam cpdt.png
Việt Nam xếp 71/193 quốc gia về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc. Ảnh chụp màn hình.

Liên Hợp Quốc nhận xét, việc các nước như Việt Nam được thăng hạng từ nhóm EGDI cao lên rất cao phản ánh thành công trong củng cố hạ tầng số, mở rộng kết nối Internet, áp dụng các khung Chính phủ điện tử mạnh mẽ. Đầu tư đáng kể của Việt Nam vào dịch vụ công trực tuyến được phản ánh trong thứ hạng mới.

Báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử lần thứ 13 của Liên Hợp Quốc giới thiệu Khung mô hình chính phủ số mới, đưa ra lộ trình toàn diện cho các nước để lên kế hoạch, triển khai và đánh giá một cách hiệu quả các sáng kiến Chính phủ điện tử. Nó nhấn mạnh cách tiếp cận theo hệ sinh thái, tập trung vào quản trị tốt, sự bao trùm và bảo mật. Khuôn khổ nhằm mục đích tận dụng các công nghệ số để tăng cường cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy tính toàn diện và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Năm nay, báo cáo còn bao gồm một chương về tác động tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo (AI) đến khu vực công. Theo Vincenzo Aquaro, người đứng đầu bộ phận Chính phủ điện tử thuộc Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, dù AI có thể tự động hóa các quy trình, nâng cao hiệu quả và cải thiện việc ra quyết định, sự phát triển nhanh chóng của nó đã vượt xa các khung pháp lý.

Tại cuộc họp báo công bố báo cáo, ông Aquaro cho biết số lượng các quốc gia có quy định về AI vẫn ít hơn nhiều so với các quốc gia có chiến lược Chính phủ điện tử tốt. Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải đồng bộ nỗ lực giữa các quy định AI và khung chính phủ điện tử hiện hành, cũng như cần thiết phải đưa AI vào các chiến lược chính phủ điện tử nói chung để bảo đảm thực thi hiệu quả, tránh xung đột về quản trị.

Liên Hợp Quốc đưa ra một số khuyến nghị trong báo cáo năm 2024, đó là: số hóa hoàn toàn các dịch vụ công và cải thiện hạ tầng viễn thông; cải thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kỹ thuật số, đặc biệt với các công nghệ tiên phong như AI, đám mây, cấp phép dữ liệu mở, danh tính kỹ thuật số; thúc đẩy và tạo điều kiện để công chúng tham gia vào việc lên chính sách, ra quyết định.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
  • 'Sản phẩm hỏng có thể bỏ đi nhưng cuộc đời các cháu thiếu niên thì còn dài'
  • Bờ kè 80 tỷ đồng vừa nghiệm thu đã sạt lở hàng chục mét do địa chất thay đổi
  • Cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nhận 10 tỷ đồng tiền quà dịp lễ tết
  • 11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
  • Cứu sống thành công bệnh nhi 13 tuổi bị sét đánh
  • Cảnh báo thủ đoạn nhắm vào người có địa vị để ghép hình ảnh nhạy cảm tống tiền
  • Người đàn ông giả nhà sư bán hương từ thiện, sàm sỡ phụ nữ ở Hải Dương
推荐内容
  • Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
  • Cứu sống thành công bệnh nhi 13 tuổi bị sét đánh
  • Tạm ngừng quy định đăng kiểm viên có án treo bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
  • Đồng Nai: 2 lần trễ hẹn tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa
  • Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
  • Cận cảnh cầu 4.900 tỷ đồng nối Bà Rịa