当前位置:首页 > Cúp C1 > 【vòng đấu c1】Phòng, chống bạo lực gia đình: Người trong cuộc cần mạnh dạn lên tiếng!

【vòng đấu c1】Phòng, chống bạo lực gia đình: Người trong cuộc cần mạnh dạn lên tiếng!

2025-01-10 09:37:32 [Thể thao] 来源:88Point

Bạo lực gia đình (BLGD) được xem là một trong những tác nhân làm tan vỡ hôn nhân,òngchốngbạolựcgiađìnhNgườitrongcuộccầnmạnhdạnlêntiếvòng đấu c1 hạnh phúc gia đình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chung tay lên tiếng bảo vệ, phòng chống BLGD vì một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững…


Công tác tuyên truyền giúp chị em phụ nữ mạnh dạn trong việc trình báo những vấn đề liên quan đến bạo lực giao đình. Trong ảnh:Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao đổi, tư vấn những vấn đề xoay quanh công tác phòng, chống bạo lực giao đình cho hội viên

Nỗi ám ảnh từ BLGD

Theo ông Lê Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu là bạo lực về thể xác, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ phần lớn người đàn ông sử dụng “nắm đấm” là do họ không nhận thức được hoặc cố tình cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật.

Theo ông Thái, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể xác, mà có những lúc họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ, như: Chửi bới, xúc phạm đối với gia đình, anh em, xúc phạm danh dự cá nhân… hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế, kiểm soát về tinh thần.

Đáng chú ý, trẻ em cũng là nhóm có nguy cơ cao bị BLGD. Cụ thể các em bị đánh đập, hành hạ hoặc bị người thân trừng phạt bằng những hành động bạo lực. Trẻ em còn là đối tượng bị xâm hại tình dục trong gia đình, thậm chí bị chính người thân trong gia đình xâm hại. “Hiện nay, tình trạng BLGD có thể nói là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, lăng mạ và ứng xử thô bạo với chồng mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về tinh thần hoặc tính mạng của người chồng”, ông Thái cho biết.

Chung tay phòng, chống BLGĐ

Tại Bình Dương, thời gian qua, các thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống BLGĐ. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống BLGĐ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trong gia đình hiện nay. Vừa qua, đơn vị này đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về Phòng, chống BLGĐ trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống BLGĐ, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động để từng bước giảm dần BLGĐ, kịp thời hỗ trợ các nạn nhân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng in ấn và cấp phát gần 600.000 tờ gấp tuyên truyền các nội dung về phòng, chống BLGĐ; tuyên truyền giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam…

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình trạng BLGD, từ năm 2008 đến năm 2021 toàn tỉnh xảy ra 3.211 vụ. Riêng trong năm 2021 toàn tỉnh có 54 vụ, giảm 48 vụ so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, bạo lực thân thể có 30 vụ, chiếm tỷ lệ 55,5% (giảm 21 vụ so với năm 2020); bạo lực tinh thần có 18 vụ, chiếm tỷ lệ 33,3%; bạo lực tình dục có 1 vụ chiếm tỷ lệ 1,8%; bạo lực kinh tế có 5 vụ chiếm tỷ lệ 9,2%.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng lồng ghép hoạt động công tác gia đình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa tiêu chí đạt danh hiệu Gia đình văn hóa làm tiêu chuẩn đánh giá, bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; chú trọng việc biểu dương, nhân rộng mô hình gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong hoạt động công tác gia đình.

Nhìn chung, sau khi Luật Phòng, chống BLGĐ được ban hành và có hiệu lực từ năm 2008, các ngành chức năng tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc, không để xảy ra BLGĐ. Ghi nhận đến nay tình trạng BLGĐ trong khu dân cư đã giảm đáng kể, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Bà Huỳnh Thị Thúy Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho rằng nhìn chung, hoạt động tham gia phòng, chống BLGĐ của các cấp Hội LHPN trong thời gian qua đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhận thức về pháp luật của người dân được nâng lên, công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được quan tâm.

“Tuy nhiên, Hội LHPN tỉnh nhận thấy công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Ví dụ công tác phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc BLGĐ trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn do nạn nhân bị bạo lực còn mặc cảm, e ngại; các thành viên gia đình còn che giấu, không quyết liệt tố giác hành vi bạo lực; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp. Định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong người dân; một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn rất chung chung nên trên thực tế còn khó áp dụng”, bà Phương cho biết.

Cần vượt qua tư tưởng “xấu chàng hổ ai”

“Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng BLGD ngày càng phức tạp được cho là do các chị em phụ nữ ngại chia sẻ, e ngại trong việc lên tiếng tố giác trước những hành vi bạo lực trong gia đình. Hành vi này kéo dài do tâm lý người vợ cho rằng chuyện riêng của gia đình, nói ra sẽ “xấu chàng hổ ai” nên họ “ngại vạch áo cho người xem lưng”, chính tâm lý này đã làm cho các hành vi vi phạm này ngày càng trở lên tồi tệ và gây ra nhiều nỗi đau thương âm ỉ cam chịu, ấm ức, hờn tủi đối với những người vợ ở trong hoàn cảnh này”.

(Bà Huỳnh Thị Thúy Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh)

TÂM TRANG

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读