您的当前位置:首页 > World Cup > 【vua nha cai chau au】Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểm 正文

【vua nha cai chau au】Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểm

时间:2025-01-24 23:59:40 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểmHoài NamThứ tư, 17/05/2023 - vua nha cai chau au

Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểm

Hoài NamHoài Nam

(Dân trí) - Cuối giờ học, học trò không dám trở về nhà, em lên tìm gặp cô giáo, bất ngờ quỳ xuống, nước mắt lưng tròng: "Cô có thể nâng điểm lên cho em không? Nếu không ba mẹ sẽ giết em mất".

Học trò quỳ gối xin cô nâng điểm

Thời điểm này, các trường đang công bố điểm thi học kỳ 2. Đây là thời điểm đáng sợ nhất với nhiều học trò khi phải đối mặt với áp lực điểm số đến từ cha mẹ. 

Cô Nguyễn Thùy Linh, giáo viên dạy lớp 3 tại một trường tiểu học ở TP Thủ Đức, TPHCM cho biết, mỗi năm hai lần, cuối học kỳ 1 và cuối năm khi công bố điểm thi cho học sinh cô lại rơi vào trạng thái chán chường, mệt mỏi, cảm thấy rất dằn vặt.

Khi nhận điểm, điều học sinh sợ nhất chính là thái độ bố mẹ sẽ như thế nào. Có em đạt 8-9 điểm, mức điểm rất tốt nhưng về nhà vẫn bị bố mẹ mỉa mai, chê bai.

Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểm - 1

Nhiều đứa trẻ bị bố mẹ chì chiết, chê bai vì điểm thi cuối năm (Ảnh minh họa: Hoài Nam).

Cô Linh kể, có một trường hợp mà lần nào thông báo điểm chính cô cũng như bị bào mòn năng lượng. Mới đây, nhận kết quả 9 điểm môn tiếng Việt là học trò lập tức òa khóc căng thẳng vì sợ mẹ la, chì chiết cùng lời chất vấn "vì sao chỉ có 9".

Những ngày sau đến lớp, em học sinh ủ rũ chán chường vì bị mẹ mắng mỏ, chê bai, so sánh với bạn này bạn kia thậm chí. 

"Ở trường tôi không công bố điểm công khai, chỉ em nào biết điểm em đấy. Nhưng phụ huynh vẫn dò hỏi bằng được để so sánh con mình", cô Linh nói. 

Theo cô Linh, đây là thời đại mà những đứa trẻ đạt điểm 7, điểm 8, thậm chí cả điểm 9 không được chấp nhận, được tôn trọng, trước hết là từ chính trong gia đình, bố mẹ.

Bố mẹ "cuồng" điểm số là chuyện nhiều đứa trẻ phải đối mặt. Sau khi có điểm, có thể là những tiếng chửi bới, la mắng, chì chiết từ bố mẹ. Chưa hết, sự chê bai còn đến từ ánh mắt thất vọng, tiếng thở dài hay cái nhếch mép từ bố mẹ hay chỉ một câu hỏi "sao đứa kia 10 điểm giỏi thế". 

Cô Nguyễn Thị Phương Nam, cựu giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM trải lòng, trong quãng đời đi dạy, cô sợ nhất là hội phụ huynh "cuồng" điểm. Họ không chấp nhận mức điểm của con mình nên la mắng, chì chiết con, sau đó quay sang chất vấn cả giáo viên.

"Tôi từng gặp trường hợp học sinh đứng nhì lớp mà phụ huynh đến trường làm ầm ĩ, yêu cầu phải kiểm tra lại vì "con tôi phải đứng nhất". Tôi rất thương cho học trò phải sống chung với thái độ đó từ bố mẹ", cô giáo xót xa. 

Một câu chuyện đau lòng được một giáo viên cấp 2 ở quận 1, TPHCM kể lại sau khi lớp có điểm. Đó là hình ảnh học trò gục mặt xuống bàn khi nhận kết quả điểm 8, là mức điểm tốt. Cuối giờ học, học trò không dám trở về nhà, em lên tìm gặp cô giáo, bất ngờ quỳ xuống, nước mắt lưng tròng: "Cô có thể nâng điểm lên cho em không? Nếu không ba mẹ sẽ giết em mất". 

Em học trò tâm sự, khi em điểm thấp, ba mẹ sẽ chửi bới, tra tấn bởi những từ như ngu si, dốt nát, ăn tốn cơm gạo, mỗi việc học không xong... Nhiều ngày dài sau đó, họ không ngừng lôi điểm của con ra để nói chuyện, dằn mặt, khủng bố tinh thần. Có trường hợp học trò khác sau khi biết điểm đã bỏ nhà đi, không dám trở về gặp bố mẹ.

Việc quỳ gối của em học trò phản ánh một bức tranh méo mó trong mục tiêu học tập và những áp lực kinh khủng học sinh đang phải đối mặt. Các em không sợ điểm thấp, điều các em sợ lại là phản ứng, là thái độ, ánh mắt của bố mẹ. 

Bố gọi điện bêu rếu con khắp nơi vì điểm thi

Chị Nguyễn Hoàng Thanh, ở Gò Vấp, TPHCM nghẹn ngào kể về nỗi ám ảnh "đến hẹn lại lên" của chính gia đình mình xuất phát từ điểm số của con. Chồng chị, một người học hành tà tà không đến nơi đến chốn nhưng suốt ngày "phát cuồng" điểm số của con. 

Vừa rồi, khi biết điểm thi học kỳ của con gái học lớp 4 có các môn là 8,5 - 9 điểm, chồng chị bĩu môi chê: "Điểm gì mà kém thế, quá phèn. Không thấy anh Gấu nhà bác Tường toàn 10 kìa". 

"Khi đó tôi đi làm chưa về. Cháu gọi điện cho mẹ, nói như van xin: "Mẹ về cứu con nhanh đi, con không chịu nổi bố nữa rồi", chị Thanh kể. 

Câu chuyện đau lòng đằng sau việc học trò quỳ gối xin cô giáo nâng điểm - 2

Nhiều đứa trẻ còng lưng gánh kỳ vọng điểm số từ bố mẹ (Ảnh minh họa: Hoài Nam).

Chưa hết, chồng chị còn điện khắp nơi cho ông bà, anh em họ hàng để bêu rếu điểm của con. Có khi đang gọi điện cho ông ở quê, người bố thường bắt con gái cầm máy để nghe ông bà chất vấn: "Sao điểm Bông (tên cháu ở nhà) thấp thế", hoặc "Bông không bằng anh này chị nọ" làm đứa trẻ căng thẳng, sợ hãi tột cùng.

Gặp ai chồng chị cũng hỏi điểm con nhà người ta bao nhiêu. Nhà nào có con điểm cao là về lập tức lôi ra để làm gương "con nhìn đi" gây ức chế vô cùng.

Người mẹ cũng tiết lộ, có vài lần con đạt 10 điểm thì chồng chị và ôm hôn con chùn chụt nói "con bố giỏi thế này!". Tình yêu với con của người bố hóa ra xuất phát từ tình yêu với điểm số. 

Theo chị Thanh, rất nhiều ông bố bà mẹ giống như chồng chị, biểu hiện tình yêu con theo điểm chứ không phải vì con. Đứa trẻ khi đó không được bố mẹ yêu thương vì chính bản thân mình mà vì những con số trên tờ giấy. 

Khi về Việt Nam chia sẻ về vấn đề giáo dục hiện nay, TS. Nguyễn Đông Hải, giảng viên Trường Đại học Tennessee Wesleyan, Mỹ thốt lên giáo dục đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất điểm 10, là hiệu suất của người khác đưa ra mà không dựa trên hiệu suất của đứa trẻ. Trong khi, mỗi đứa trẻ sinh ra đã được mặc định một hiệu suất nhất định với các khả năng, lĩnh vực khác nhau xuất phát từ di truyền, môi trường, điều kiện, năng lực…

Theo ông Hải, giáo dục là để giúp đứa trẻ tiến tới gần nhất hiệu suất của bản thân, phát triển năng lực cao nhất của mình, giúp họ tốt hơn chính họ ngày hôm qua chứ không phải tiến tới chuẩn người khác đặt ra, tiến tới điểm 10 hay để giống đứa trẻ khác. Như mỗi động cơ nhiệt có hiệu suất tối đa khác nhau và tiến tới hiệu suất đó chứ không phải để đạt 100%. 

Không chỉ những đứa trẻ điểm thấp mới trở thành "nạn nhân" của bố mẹ "cuồng" điểm số. Khi bố mẹ yêu thành tích hơn tất thảy, cả đứa trẻ đứng đầu, trong top cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Chúng rơi vào áp lực lần sau kết quả phải luôn tốt hơn lần trước, hoặc ít nhất phải giữ được thành tích nếu không sẽ phải đối mặt sự thất vọng của bố mẹ.

Có trường hợp em học sinh nọ ở TPHCM, ngày đi nhận giải học sinh giỏi quốc gia, em đứng một góc khóc khuất khóc. Dù đạt giải nhì nhưng giải của em thấp hơn lần trước nên bố mẹ thể hiện sự thất vọng tràn trề, chì chiết và tuyên bố: "Mày không xứng đáng được bố mẹ đến chúc mừng".

Cuối năm học, mùa thi cử luôn mang theo những áp lực và cả nỗi đau với học trò. Áp lực đến từ nhiều phía nhưng với mỗi đứa con điều đáng sợ nhất là sự kỳ vọng lẫn sự thất vọng từ chính bố mẹ...