设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【lich thi dau cup c3】Triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa: Hun đúc lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ 正文

【lich thi dau cup c3】Triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa: Hun đúc lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ

来源:88Point 编辑:La liga 时间:2025-01-25 05:16:22

Báo Cà MauNằm trong chuỗi các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, ngày 26/1, tại Nhà Thiếu nhi huyện Cái Nước, Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND huyện tổ chức triển lãm bản đồ, trưng bày những hình ảnh, tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Trong thời gian 4 ngày, triển lãm đã thu hút gần 600 lượt cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân, thầy, cô giáo và các em học sinh đến tham quan.

Nằm trong chuỗi các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, ngày 26/1, tại Nhà Thiếu nhi huyện Cái Nước, Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND huyện tổ chức triển lãm bản đồ, trưng bày những hình ảnh, tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Trong thời gian 4 ngày, triển lãm đã thu hút gần 600 lượt cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân, thầy, cô giáo và các em học sinh đến tham quan.

Triển lãm giới thiệu nhiều phiên bản gồm tư liệu, văn bản, hiện vật và gần 100 tấm bản đồ cổ của Việt Nam, bản đồ của Trung Quốc, bản đồ của một số nước phương Tây vẽ ở thế kỷ 16, 17, 18, liên quan đến việc khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lực lượng vũ trang huyện Cái Nước xem bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa.

Ðáng chú ý là phiên bản của các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Ðông Dương ban hành từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20; các tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19; bộ sưu tập 65 bản đồ do Việt Nam và các nước phương Tây công bố từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, trong đó có 19 châu bản triều Nguyễn; 4 cuốn Atlat là những bản đồ được xuất bản ở các nước, khu vực: Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Kông trong khoảng thời gian từ năm 1626-1980, trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Các tư liệu chứng minh và khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Ðông là chủ quyền của Việt Nam từ trước đến nay. Ðó là những phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý và bảo vệ, khẳng định chủ quyền một cách liên tục, hoà bình từ thế kỷ 17 đến nay theo đúng với luật pháp quốc tế.

Ðây là lần đầu tiên cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân, thầy, cô giáo, các em học sinh ở huyện Cái Nước được tận mắt xem và tiếp cận với nguồn tư liệu lịch sử quý giá, khẳng định chủ quyền không thể chối cãi về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà từ trước đến nay chỉ được nghe và xem qua báo, đài.

Ðược tận mắt xem những tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, triển lãm bản đồ và tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, thế hệ trẻ của huyện như được hun đúc thêm lòng yêu nước và căm thù đối với hành động xâm lấn ngoại bang, đặc biệt là hành động của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 và tàu bảo vệ hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta vào tháng 5/2014. Tiếp theo đó là hàng loạt những hành động ngang ngược, khiêu khích, cản phá hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm, gây thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường trên vùng biển Hoàng Sa…

Tiếp chuyện khi tham quan triển lãm, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lai, Hiệu trưởng Trường THPT Cái Nước, cho rằng: “Thời gian qua, báo chí đã nói nhiều về các bằng chứng lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; nhưng khi được tận mắt xem những hiện vật và tư liệu trưng bày như thế này, bản thân tôi cảm thấy hết sức phấn khởi. Tôi nghĩ cần phải được tổ chức nhiều đợt trưng bày, triển lãm như thế này ở nhiều nơi và nhiều ngày, để Nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng biết đây là những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Tổ quốc mà các thế hệ cha ông đã dày công khai phá, quản lý và gìn giữ. Triển lãm là điều kiện rất tốt để thầy, cô giáo có thêm những tư liệu trang bị và làm phong phú thêm vốn kiến thức của bản thân trong việc giảng dạy môn lịch sử cho các em học sinh”.

Em Nguyễn Thanh Thảo, học sinh lớp 10T1, Trường THPT Cái Nước, nói: “Tham quan triển lãm, được xem và biết những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, em càng thấy rõ trách nhiệm của mình, phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập thật tốt để sau này có thể đóng góp một phần công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 Anh Trần Hoàng Em, Dân quân tự vệ thị trấn Cái Nước, bộc bạch: “Ðược tận mắt xem về những bằng chứng và tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam, tôi càng thấy quý yêu Tổ quốc mình. Tôi nghĩ mỗi công dân Việt Nam cần phát huy tinh thần tự hào, lòng tự tôn dân tộc, mỗi người dân phải thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phải biết đoàn kết, có những việc làm đúng mực trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Do triển lãm được tổ chức trong thời gian ngắn, thời gian mở cửa phục vụ chủ yếu trong giờ hành chính, nên số lượng người đến xem triển lãm còn ít. Thiết nghĩ, việc tổ chức triển lãm ở các đơn vị tiếp theo, Ban tổ chức nên bố trí vào những ngày cuối tuần và mở cửa phục vụ thêm vào buổi tối. Như thế để cán bộ, Nhân dân, nhất là các em học sinh sẽ có thời gian đến xem triển lãm nhiều hơn./.

Bài và ảnh: Thanh Nhàn

热门文章

0.8828s , 7650.8046875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【lich thi dau cup c3】Triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa: Hun đúc lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ,88Point  

sitemap

Top