Phương pháp đánh giá GDP lần này vẫn là cách tính cũ nhưng cập nhật nhiều thông tin từ các cuộc tổng điều tra,ĐánhgiálạiGDPCungcấpbứctranhxácthựchơnvềnềnkinhtếxỉu là chẵn hay lẻ hồ sơ hành chính... Đây là thông tin được ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Trong lần đánh giá lại này, TCTK có mở rộng phạm vi đánh giá quy mô GDP so với trước hay không, thưa ông? - Ông Nguyễn Bích Lâm: Lần này chúng tôi chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp. Về mặt khái niệm, đó đều là những hoạt động sản xuất, nằm trong nội hàm khu vực kinh tế chưa được quan sát. Tuy nhiên, hiện TCTK chưa thu thập được loại số liệu này nên chưa đánh giá. * PV: Vậy lần đánh giá này chúng ta bổ sung, cập nhật thông tin từ những nguồn nào, thưa ông? - Ông Nguyễn Bích Lâm: Thống kê hàng năm của TCTK là điều tra mẫu, mục đích là phản ánh xu hướng, tốc độ tăng trưởng chứ không thể phản ánh đầy đủ vi mô. Còn theo chương trình điều tra quốc gia, 5 năm một lần chúng tôi lại tổ chức tổng điều tra. Trong giai đoạn 2010 - 2017, TCTK thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và năm 2016, tổng điều tra kinh tế vào năm 2012 và năm 2017. Hàng năm khi điều tra mẫu chúng tôi không có thông tin của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý. Tuy nhiên, khi thực hiện tổng điều tra, theo quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phải thực hiện điều tra và gửi TCTK để tổng hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi có thêm thông tin từ hồ sơ hành chính, và đặc biệt là cơ sở dữ liệu rất đầy đủ từ Tổng cục Thuế. Thông tin từ Tổng cục Hải quan cũng giúp chúng tôi đánh giá lại về hoạt động xuất nhập khẩu, thông tin từ Bộ Tài chính giúp đánh giá kỹ hơn về hoạt động đầu tư... Đồng thời, công tác chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và đặc biệt là Bộ Tài chính ngày càng tốt hơn đã giúp thu thập được thông tin từ nguồn dữ liệu hành chính của các bộ, ngành. * PV: Xin ông cho biết, việc đánh giá lại GDP sẽ có những tác động gì? - Ông Nguyễn Bích Lâm: Như tôi đã nói, đánh giá lại GDP lúc này là rất đúng thời điểm vì chúng ta đang xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 -2025, nên cần có đánh giá đúng thực trạng, quy mô nền kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng các mục tiêu, chiến lược cho giai đoạn tới. Việc đánh giá lại này cho thấy mức điều chỉnh đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó phản ánh bức tranh xác thực nhất về KTXH, ảnh hưởng đến định hướng phát triển các giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn, sau khi đánh giá lại GDP năm 2017, GDP bình quân trước kia là khoảng 2.500 USD/người, nay vào khoảng 3.000 USD/người, thì mục tiêu giai đoạn tới phải khác, không phải là 3.000 USD hay 3.500 USD nữa. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao. Việc đánh giá lại quy mô GDP cũng nhằm giúp chúng ta so sánh được quy mô GDP so với các nước trên thế giới, ở ý nghĩa nào đó nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi cũng lưu ý là các kết quả này khi được công bố chỉ dùng để đánh giá, định hình các mục tiêu KTXH giai đoạn tới, không dùng để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KTXH giai đoạn vừa qua. Việc đánh giá các chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2020 vẫn dùng dãy số cũ. * PV: Quy mô mới của GDP ảnh hưởng thế nào đến các chỉ tiêu tài khóa, nợ công, thưa ông? Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta có bị thay đổi khi đánh giá lại GDP hay không? - Ông Nguyễn Bích Lâm: Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, do thông tin tính toán hàng năm có mục tiêu phản ánh xác thực tốc độ tăng của nền kinh tế, mà chưa phản ánh chính xác quy mô nền kinh tế. Qua lần đánh giá này, chủ yếu là quy mô thay đổi khá lớn, còn tốc độ tăng GDP từng năm thay đổi không đáng kể. Các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện nhưng mức thay đổi không lớn. Còn về các chỉ tiêu tài khóa, do quy mô GDP tăng, lần đánh giá này cũng phản ánh số liệu thấp hơn đối với nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa như tỷ lệ thu, chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ thuế so với GDP; tỷ lệ bội chi trên GDP; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP. Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp vì trong thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế/phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi các văn bản pháp luật. Tôi khẳng định, TCTK đánh giá với mục tiêu độc lập, khách quan, không phải đánh giá lại để làm tăng GDP, khiến các tỷ lệ nợ công giảm để Chính phủ vay thêm nợ. Nợ công tăng lên hay không là do chính sách, quan điểm của Chính phủ và các bộ ngành, còn TCTK chỉ chịu trách nhiệm cung cấp bức tranh xác thực nhất. Thời gian tới, TCTK sẽ phổ biến kiến thức thống kê nhiều hơn nữa để người dân, các nhà khoa học hiểu rõ hơn và nâng cao sự tin cậy với số liệu thống kê. * PV: Xin cảm ơn ông! Hoàng Yến (thực hiện) |