Trang mạng asialink vừa đăng bài viết của tiến sĩ Lê Thu Hường,ấuấnViệtNamtrongmộtnămhoạtđộnghiệuquảcủbong da like nhà phân tích cấp cao trong Chương trình quốc phòng và chiến lược của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI), khẳng định Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trải qua một năm hoạt động hiệu quả và duy trì được khả năng gắn kết khu vực, bất chấp cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như y tế chưa từng có. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Bài viết nhấn mạnh Việt Nam - nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 - đã đóng góp một phần rất lớn vào thành công của hiệp hội trong năm nay. Bài viết nêu rõ đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN trong năm 2020 trên rất nhiều phương diện, từ hàng hải, an ninh truyền thống đến kinh tế, thương mại, các kế hoạch khôi phục hậu đại dịch Covid-19 và thúc đẩy đổi mới trên thế giới thời kỳ hậu đại dịch. Không chỉ vậy, Việt Nam đã nỗ lực kết nối ASEAN thông qua các sáng kiến tập thể về quá trình phục hồi hậu Covid-19, phù hợp với chủ đề của năm nay là “gắn kết và chủ động thích ứng”. Nhờ nỗ lực của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết và được xem là thành công lớn nhất của khối này trong năm nay, giúp tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế của Đông Á. Đây là thành tựu có tính biểu tượng, góp phần vào mục tiêu kết nối khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua một mạng lưới thương mại dày đặc dựa trên các hiệp định thương mại song phương và đa phương kết nối các nền kinh tế Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Nhiều quốc gia thành viên RCEP đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau như Australia đã phê chuẩn FTA với 8 quốc gia châu Á và RCEP hiện là hiệp định khu vực thứ 3 của nước này. Tuy nhiên, RCEP là hiệp định thương mại đầu tiên bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy tụ hai khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, thể hiện sự ủng hộ rõ ràng của ASEAN đối với chủ nghĩa đa phương. Là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các mạng lưới FTA, Việt Nam không chỉ nỗ lực tăng thêm số lượng các hiệp định song phương mà còn thúc đẩy các kết nối với Hàn Quốc và Nhật Bản, hai trong số các nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Cũng theo bài viết, thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 có ý nghĩa quan trọng đối với vai trò dẫn dắt ASEAN trong năm nay. Việt Nam đã khẳng định được vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trong một môi trường địa chính trị đầy thách thức và cũng thể hiện được những gì tốt nhất để kỷ niệm 25 năm tham gia ASEAN. Trong khuôn khổ các hội nghị cấp cao liên quan đến ASEAN, Việt Nam đã tổ chức đối thoại ASEAN - Liên Hiệp Quốc. Cuộc đối thoại này nhận được sự chú ý đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây nhiều trở ngại đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính khoảng 15 triệu người ở Đông Nam Á có thể rơi trở lại mức nghèo khổ. Khi hầu hết các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ bị thu hẹp lại, các cuộc thảo luận hướng tới mục tiêu phục hồi hậu Covid-19 đều rất quan trọng khi kết nối được các nỗ lực tập thể, theo đó nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm duy trì một khuôn khổ hợp tác trong điều kiện địa chính trị khó khăn đều thiết thực và hữu ích. Bài viết khẳng định Việt Nam đã cố gắng hướng ASEAN trở lại con đường hợp tác thông qua các hoạt động lấy ASEAN làm trung tâm và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước. Vai trò Chủ tịch của Việt Nam đã giúp ASEAN vượt qua một số thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra và đưa khu vực đi đúng con đường hướng tới phục hồi. Theo VIETNAM+ |