Trong 2,ảiđáptrựctuyếnvềNghịđịnhvàThôngtưNhiềucâuhỏicủabạnđọcđượctrảlờithỏađátỷ số bahrain5 tiếng, các vị khách mời đã trả lời được 42 câu hỏi từ bạn đọc gửi đến. Nhiều câu hỏi chưa được trả lời, Ban Biên tập Báo Hải quan sẽ tiếp tục chuyển đến các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan nghiên cứu trả lời và thông tin tiếp đến bạn đọc.
Trong khuôn khổ buổi giải đáp trực tuyến, khá nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến việc khai hải quan; khai sửa đổi, bổ sung sau khi hệ thống thông báo kết quả phân luồng có bị phạt hay không?
Bạn đọc Duy Tân (Hà Nội) hỏi: Nếu sau khi phân luồng tờ khai mà sửa tờ khai trên hệ thống điện tử là bị phạt, vậy hình thức phạt là bao nhiêu (quy định xử phạt tại đâu) và khi truyền tờ khai điện tử lên phần mềm tới hệ thống cơ quan Hải quan là tờ khai đó chưa được phân luồng hay sao? Có phải mang toàn bộ hồ sơ ra chi cục hải quan mới được cán bộ hải quan phân luồng hay không?
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết: Việc xử phạt vi phạm hành chính trong khai sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP. Theo đó các trường hợp khai bổ sung có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại các văn bản nêu trên mới bị xử lý theo quy định. Tức là chỉ những hành vi liên quan đến khai sai quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 13 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai hải quan người khai phải khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Như vậy ngay từ khi khai tờ khai hải quan người khai đã phải gửi chứng từ cho cơ quan Hải quan. Căn cứ thông tin khai báo và hồ sơ gửi kèm, hệ thống sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
Cũng về vấn đề khai hải quan, bạn đọc Nguyễn Mạnh Hùng (Hải Phòng) đặt câu hỏi liên quan đến Khoản 1 Điều 18: DN phải gửi các chứng từ (đã ký số) cho cơ quan Hải quan, vậy DN có thể đính kèm bằng cách nào? Đính kèm theo nghiệp vụ HYS hay khai bổ sung hồ sơ trong phần quản lý tờ khai? Nếu tờ khai được phân luồng Xanh (thông quan) thì không cần đính kèm các hồ sơ hải quan lên đúng không?
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, ngoài nội dung như trả lời câu hỏi trên, vấn đề đính kèm hồ sơ được Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn trả lời như sau: Việc đính kèm hồ sơ khi khai báo hải quan trên hệ thống cơ quan Hải quan được thực hiện trên chức năng riêng của Hệ thống khai hải quan, không thực hiện thông qua nghiệp vụ HYS. Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các Công ty cung cấp phần mềm (như Thái Sơn, G.O.L…) để hoàn thiện chức năng này.
Về việc khai báo vận đơn theo hướng dẫn tại Thông tư được thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được thay thế tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trong mẫu số 01 Phụ lục II, số vận đơn được hướng dẫn tại tiêu chí 1.26.
Về thời điểm thông báo kết quả phân luồng, theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì tờ khai hải quan được cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan. Căn cứ thông tin hàng hóa đến cửa khẩu, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan. Hiện tại, căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định kết quả phân luồng tờ khai (khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).
Bạn đọc Mr Phi (Vĩnh Phúc) hỏi: Từ ngày 5/6/2018, khi DN khai bổ sung đơn giá hoặc số lượng hoặc trọng lượng qua nhân viên AMA rồi thì DN có phải khai qua dịch vụ công nữa không? Khi nào hệ thống VNACCS có tích hợp các tính năng khai báo điện tử như Thông tư 39/2018/TT-BTC? DN dùng phần mềm Thái Sơn, nhưng tính đến ngày 9/6/2018 vẫn chưa có các tính năng này?
Về câu hỏi này, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết: Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khi khai bổ sung người khai hải quan khai các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. Như vậy trường hợp DN đã khai bổ sung trên Hệ thống thì DN không phải thực hiện khai báo qua dịch vụ công.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đang được nâng cấp để đáp ứng các quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp một số chức năng chưa đáp ứng quy định, Thông tư 39/2018/TT-BTC đã quy định điều khoản chuyển tiếp để cho phép thực hiện trên bản giấy. Đề nghị DN nghiên cứu để thực hiện.
Liên quan đến lĩnh vực thuế XK, thuế NK, bạn đọc đặt câu hỏi: Thông tư 39/2018/TT-BTC đã bãi bỏ điều 114, như vậy, đối với những sản phẩm XK có nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nội địa, khi XK có bị thu thuế XK đối với nguyên liêu nội địa không? Chính sách áp dụng theo mức thuế suất thuế XK quy định đối với mặt hàng XK đó hay là thu thuế thuế xuất nguyên liệu vật tư nội địa?
Đối với phần nguyên vật liệu đem ngoài gia công một công đoạn được hoàn thuế NK nguyên vật liệu nếu thực hiện từ thời điểm Nghị định 134/2016 ngày 1/9/2016 đến nay thì có được xem xét hoàn thuế hay không? Thao tác thể hiện chi tiết trên tờ khai XK có sử dụng nguyên vật liệu loại hình nhập kinh doanh?
Về câu hỏi của bạn đọc, Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Nguyễn Ngọc Hưng trả lời như sau: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK thì chỉ quy định nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng XK thuộc đối tượng miễn thuế. Theo đó, không quy định hàng hóa là sản phẩm sản xuất XK khi XK ra nước ngoài được miễn thuế XK. Vì vậy, không phân biệt sản phẩm được sản xuất từ một phần nguyên liệu trong nước hay hoàn toàn từ nguyên liệu NK thì phải nộp thuế XK khi XK sản phẩm, thuế suất thuế XK tính theo thuế suất của mặt hàng XK (nếu có).
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì một trong các cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế là tổ chức cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật hải quan.
Theo đó, tổ chức cá nhân sản xuất hàng hóa XK đáp ứng quy định nêu trên được miễn thuế NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng hóa XK và phải trực tiếp thực hiện sản xuất hàng hóa XK. Do đó, trường hợp mà bạn đọc hỏi thì không thuộc đối tượng miễn thuế, hoàn thuế.
Về thao tác thể hiện chi tiết trên tờ khai XK có sử dụng nguyên vật liệu loại hình nhập kinh doanh: Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 36 Nghị định 134 thì sản phẩm XK được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất XK. Theo đó, trên tờ khai XK, người khai hải quan phải khai theo loại hình sản xuất XK; thông tin về số, ngày hợp đồng được khai tại phần ghi chú; tên đối tác mua hàng nước ngoài là tên người NK trên tờ khai XK.
Bạn đọc Bùi Thị Hằng Nga (thành phố Hải Dương ) đặt câu hỏi về thời hạn nộp hồ sơ hải quan tại điều 25 Luật Hải quan và Thông tư 39/2018/TT-BTC đối với hàng hóa NK nộp hồ sơ hải quan trước 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Tờ khai hải quan có trị giá làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký, như vậy DN đăng ký tờ khai từ ngày 29 kể từ ngày hàng về cửa khẩu và 14 ngày sau chúng tôi mới lấy hàng ra khỏi cảng theo thời hạn của tờ khai. Tổng số DN có nhiều nhất 44 ngày kể từ ngày hàng về của khẩu mới lấy hàng ra khỏi cảng và làm thủ tục hàng hóa qua khu vực giám sát, như vậy đúng hay sai?
Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn trả lời: Trường hợp tờ khai hải quan còn giá trị hiệu lực để làm thủ tục hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan, công ty có thể lấy hàng bất cứ lúc nào theo nhu cầu của công ty, kể cả quá 44 ngày.
(Xem toàn bộ nội dung trên www.haiquanonline.com.vn)