Ngày 31/12/2015,độngnghìntỷđồngphụcvụpháttriểnkinhtếket qua anh a tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải vùng Tây Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, 5 năm qua (2010 - 2015) đã đầu tư hoàn thành hơn 40 dự án giao thông quan trọng cấp bách, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng trung du và miền núi phía Bắc nói riêng, cả nước nói chung với tổng nguồn vốn huy động gần 30 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, có một số dự án quan trọng như cầu Cốc Lếu, cầu Phố Lu, cầu Ngọc Tháp, tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên; nâng cấp các quốc lộ như QL4H đoạn Sipaphin - Mường Nhé, Đường nối QL4C - QL4D đoạn Km190 - Km238, Km258 - Km271, QL279 đoạn Nghĩa Đô - Phố Giàng (từ Km36 - Km67)…
Trong đó đã có 35 dự án sử dụng nguồn vốn TPCP với tổng số vốn đã được huy động hơn 7.799 tỷ đồng được đưa vào sử dung, 2 dự án sử dụng nguồn vốn NSNN trị giá 246 tỷ đồng, 5 dự án sử dụng nguồn vốn ADB, ODA, BOT,vốn đối ứng, vốn vay JICA, vốn khắc phục hậu quả bão lũ 2008 trị giá 21.863 tỷ đồng.
Trong vùng cũng triển khai 10 dự án sử dụng nguồn vốn NSNN với tổng mức đầu tư hơn 6.568 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đang tiếp tục triển khai 10 dự án sử dụng nguồn vốn TPCP với tổng mức đầu tư 11.624 tỷ đồng. Ngoài các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng. Đến nay, đã kêu gọi thành công và đang triển khai đầu tư 7 dự án theo hình thức BOT trong vùng với tổng mức đầu tư 24.231 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cũng đã hoàn thành cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; Thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng, bảo đảm an toàn chạy tàu các tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều; Kép - Lưu Xá; Kép - Hạ Long; Hoàn thành quy hoạch để đầu tư, xây dựng vào thời điểm thích hợp đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái.
Đồng thời, cũng hoàn thành việc nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Tuyên Quang và cảng Việt Trì (sông Hồng) đạt 1,25 triệu tấn/năm. Sân bay Điện Biên Phủ được đầu tư nâng cấp năm 2004, hiện đang khai thác đường bay Hà Nội - Điện Biên với tần suất trung bình 2 chuyến máy bay ATR72/ngày.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Tây Bắc là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước.
Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du, miền núi phía Bắc và đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Bắc có vai trò quan trọng.
Hội nghị này là cơ hội để các bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về phát triển các mô hình cho lĩnh vực khác, đặc biệt lĩnh vực phát triển đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp tập trung; du lịch... để khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư và đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị cần tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến thiết thực và đề xuất giải pháp hiệu quả cho công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải vùng Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2020.
Được biết, vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng./.
Trí Dũng