当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua bong da c2】Thị trường nệm: Cuộc chiến giành thị phần thị trường nghìn tỷ

thi truong nem cuoc chien gianh thi phan thi truong nghin ty

Thị trường nệm hiện nay không chỉ là cuộc đua của các DN nội lớn cũng như một số DN ngoại tên tuổi mà còn là cơ hội cho các DN khởi nghiệp.

Tiềm năng lớn

TheịtrườngnệmCuộcchiếngiànhthịphầnthịtrườngnghìntỷket qua bong da c2o thống kê của Trung tâm Công nghệ thông tin, thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, vào năm 2016, Việt Nam đã có khoảng 420.000 phòng đăng ký dịch vụ lưu trú. Như vậy, riêng nhu cầu chăn ga gối nệm phục vụ cho các khách sạn đã vào khoảng 3.000 tỷ đồng.

Chưa kể, trên bình diện lớn hơn, hiện Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu gia đình và theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 40% trong số này có sử dụng nệm. Với vòng đời trung bình của mỗi chiếc nệm là 7 năm thì thị trường Việt Nam sẽ cần ít nhất khoảng 4 triệu tấm nệm mới mỗi năm chưa kể đến nhu cầu của các gia đình chưa sử dụng. Với giá trị trung bình một đơn hàng mua nệm và chăn ga khoảng 4 triệu thì quy mô thị trường bán lẻ chăn ga gối nệm sẽ vào khoảng 16.000 tỷ đồng. Đây được xem là thị trường rất tiềm năng cho các DN trong và ngoài nước.

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nhiều DN đã chú trọng đến cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu ngoại, thậm chí đưa nệm Việt xuất khẩu. DN trong nước có thương hiệu có thể kể đến Kymdan, Liên Á, Kim Cương, Vua Nệm…

Với sản phẩm nệm ngoại, hiện Hàn Quốc đang cho thấy sự “thống trị” thị trường chăn nệm Việt Nam bởi 3 tên tuổi nổi tiếng như Hanvico, Everon, Vikosan. 3 thương hiệu nệm này đi đầu thị trường bằng các sản phẩm nệm lò xo, nệm bông chống khuẩn ngoài ra còn có nệm cao su, nệm nước rất được người tiêu dùng Việt ưa thích… Ngoài ra, còn là sự xuất hiện của các thương hiệu khác như Kingsdown (Mỹ), Dunlopillo (Anh), Therapedic (Mỹ) dành cho một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Công ty Nệm Kim Cương cho rằng, hiện doanh thu của DN đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm, công suất của nệm Kim Cương ở mức 20.000 tấn nệm/năm. Nệm Kim Cương phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng thông qua kênh bán hàng là hơn 3.000 đại lý trên khắp cả nước.

Để có được kết quả nêu trên, theo bà Vân Anh, sản phẩm của DN phải tạo được giá trị thực thụ cho cộng đồng, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. “Thời gian qua DN đã đầu tư vốn xây dựng dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, bắt kịp với trình độ công nghệ của thế giới để phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá thành”, bà Vân Anh nói.

Ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Vua Nệm cho biết, hiện DN đang có 40 cửa hàng tại 23 tỉnh thành phố trên toàn quốc chủ yếu tập trung tại các TP lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. "Kế hoạch của DN trong năm nay là sẽ phát triển hệ thống lên 70 cửa hàng và mở mới từ 60- 100 cửa hàng mỗi năm. Bên cạnh đó, DN sẽ tập trung xây dựng và đào tạo đội ngũ, hoàn thiện mô hình và hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc quản trị và điều hành DN", CEO Vua Nệm nói.

Còn ông Lâm Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Nệm Mousse Liên Á cho hay, DN luôn chú trọng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu. Theo đó, tính đến cuối 2017, Liên Á đã có mặt ở 38 thị trường quốc tế. Tại thị trường trong nước, DN đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp với 52 đại lý với các sản phẩm nệm phong phú về mẫu mã, giá cả.

Với thị trường xuất khẩu, theo ông Lâm Ngọc Minh, Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn và khó tính nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm, nệm Liên Á tiếp tục xây dựng uy tín và chinh phục thị trường với 98% tỉ trọng xuất khẩu nệm cao su vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, Liên Á cũng là công ty Việt Nam duy nhất đạt các chứng chỉ Eco Institute 2018-2020 do DN đã tự nghiên cứu và phát minh công nghệ sản xuất nệm cao su riêng biệt.

Về phía Công ty Nệm Đồng Phú, ông Đàm Duy Thảo, Tổng giám đốc cho biết, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Campuchia, chiến lược sắp tới của DN là mang sản phẩm chế biến 100% từ thiên nhiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nga và các nước châu Âu, châu Mỹ.

Cùng với đó, theo ông Thảo, DN sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, tăng công suất nhà máy lên gấp đôi so với hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

“Hiện tại, các nhà máy sản xuất của công ty đều được đầu tư bằng dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức, Malaysia theo quy trình sản xuất khép kín từ khâu trồng, khai thác, chế biến”, ông Thảo cho biết.

Đầu tư chuyên nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu từ Công ty Ken Research của Ấn Độ tốc độ tăng trưởng của thị trường nệm Việt Nam tăng 7,6% từ năm 2011-2016. Dự đoán đến năm 2021 giá trị ngành Nệm của Việt Nam đạt khoảng 291 triệu USD.

Do vậy, thị trường nệm hiện nay không chỉ là cuộc đua của các DN nội lớn cũng như một số DN ngoại tên tuổi mà còn là cơ hội cho các DN khởi nghiệp. Mới đây, Công ty TNHH Ru9 đã chính thức gia nhập thị trường với hình thức bán hàng chú trọng kênh online với chính sách ưu đãi rất lạ. Theo đó, Ru9 cho khách hàng dùng thử nệm trong vòng 100 ngày, có thể trả lại và hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

Ngoài ra, khác với những mô hình kinh doanh truyền thống, Ru9 đi theo hình thức bán trực tiếp từ nhà máy đến tận tay khách hàng nên loại bỏ hầu hết những chi phí phát sinh như hoa hồng trung gian, hệ thống phân phối và vận hành Showroom.

Bà Đặng Thùy Trang, Giám đốc điều hành TNHH Ru9 cho biết, sở dĩ DN làm được điều này bởi sản phẩm nệm của DN nhỏ gọn, chi phí vận chuyển cắt giảm tối đa.

Với tiềm năng của ngành nệm như nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới sẽ có thêm nhiều DN nệm bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này để phát triển. Tuy nhiên, để DN nội đủ sức chiến đấu với các ngoại hùng hậu hiện nay, DN ngành nệm cần có sự đầu tư chuyên nghiệp trên toàn hệ thống, từ khâu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ sản xuất đến quản trị chất lượng đầu ra.

Bên cạnh đó, theo ông Lâm Ngọc Minh, chữ tín trong kinh doanh, minh bạch thông tin là yếu tố quan trọng giúp một DN phát triển vững mạnh. Sở dĩ như vậy là do khi DN công khai tiêu chuẩn chất lượng, nếu các cơ quan quản lý đến kiểm tra, xác định sản phẩm của DN không đạt được mức chất lượng như đã công bố, ngoài việc bị phạt do vi phạm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất còn có thể bị phạt do quảng cáo không đúng sự thật, bị người tiêu dùng tẩy chay và thua ngay trên chính sân nhà.

分享到: