会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bong datruc tuyen】Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam!

【bong datruc tuyen】Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam

时间:2025-01-10 21:09:59 来源:88Point 作者:Cúp C1 阅读:748次
Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam
Thủy sản - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Kim ngạch thương mại tăng nhanh

Những năm qua,ệpđịnhEVFTAVậnhộichonôngnghiệpViệbong datruc tuyen thương mại Việt Nam - EU liên tục tăng trưởng. Cơ cấu hàng hóa giao thương đan xen, nhưng nhìn chung, Việt Nam liên tục xuất siêu, trong đó có mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Năm 2015, xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EU đạt 3,8 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 2,3 tỷ USD, gấp 6,3 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam sang EU đạt 14,5%/năm. Gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu thịt, sữa, hoa quả… từ Hoa Kỳ, New Zealand, song hàng EU vẫn chiếm đáng kể trong thị phần nông sản.

Ngân hàng Thế giới dự báo, đến năm 2030, thương mại Việt Nam - EU sẽ tăng hơn 11 lần so với 2016.

Tương lai rộng mở

Sau hơn 30 năm Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 3,22% tổng số dự án và 1,47% tổng số vốn FDI. Vì vậy, sự kỳ vọng FDI từ EU là hoàn toàn có cơ sở.

Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EU sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đầy tiềm năng không chỉ là vốn mà còn vì cơ hội đẩy mạnh chuyển giao giải pháp công nghệ cao từ sản xuất, chế biến nông phẩm… Sự dồi dào về vốn, cộng với trình độ công nghệ tiên tiến của EU, nếu Việt Nam "hấp thụ" được, sẽ là cơ hội "kép" cho ngành nông nghiệp, nhất là khi đầu ra của nhiều nông phẩm đã, đang và còn phụ thuộc vào thị trường láng giềng khổng lồ có tiếng là "thị trường dễ tính", song đổi lại là muôn kiểu rủi ro.

Cơ hội lớn

Nhu cầu của EU về nông phẩm nhiệt đới lớn nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều. Vì vậy, cơ hội sẽ mở ra khi EVFTA có hiệu lực. Trước hết, nhiều mức thuế nhập khẩu các loại nông phẩm vào EU sẽ giảm, đơn cử như thuế mật ong vào EU hiện là 17,3% sẽ được đưa về 0%. Hàng hóa chế biến từ nông phẩm có nguồn gốc từ hai bên cũng sẽ được ưu đãi thuế quan so với các sản phẩm khác nguồn nguyên liệu ngoài khối. "Khoảng trống" thị phần cùng với giảm thuế sẽ nhân lên cơ hội cho xuất khẩu nông phẩm vào EU.

Hiệp định EVFTA: Vận hội cho nông nghiệp Việt Nam
EU có nhu cầu nhập khẩu rau, quả rất lớn

Hai bên cần thực hiện nghiêm ngặt minh bạch hóa thông tin về chính sách của mình. Giảm can thiệp của nhà nước thay vào đó là hỗ trợ, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh bằng cơ chế minh bạch.

So với hàng hóa của các ngành khác, nhiều nông phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, có khi sản phẩm xuất khẩu phải "núp bóng" thương hiệu ngoại bị cảnh báo, thậm chí trả về. Vì vậy, cam kết về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý trong EVFTA là điểm nhấn đối với nông nghiệp. Việc Dự án EU – MUTRAP giúp xây dựng thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc" là "trái chín sớm" về sự hỗ trợ thiết thực của EVFTA.

Đáng chú ý, ưu tiên tăng cường thương mại EU - Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt trong EVFTA. Điều này được thể hiện qua một số cam kết trong Hiệp định:

Tạo điều kiện cho hai bên tham gia, mở rộng thương mại, không áp dụng hạn chế liên quan đến: (1) số lượng doanh nghiệp tham gia; (2) trị giá giao dịch; (3) tần suất hoạt động; (4) vốn góp của nước ngoài; (5) hình thức của pháp nhân; (6) số lượng thể nhân được tuyển dụng.

EVFTA quy định trước khi đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, đặc biệt là trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các bên phải cung cấp các thông tin đầy đủ đã được sử dụng. Thời gian phải đủ để đối tác giải trình khi bị điều tra.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật ( SPS), hai bên không tạo ra những quy định cản trở thương mại song phương và công nhận hiệu lực các biện pháp SPS của nhau.

Với mục đích vừa tạo thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát hàng hóa thông quan, hai bên phải đăng tải công khai các thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu, có đầu mối thông tin để thông báo; xử lý những tranh chấp, phí phải tương xứng với chất lượng dịch vụ...

"Cửa" sẽ mở, song với hành trang hiện hữu, doanh nghiệp Việt Nam không thể chủ quan. Nếu không "nhanh chân, sải bước" thì cơ hội sẽ dịch xa, thách thức sẽ càng lớn.

Vượt qua thách thức

Do nền nông nghiệp nước ta ở vạch xuất phát thấp, muốn xuất khẩu nông phẩm đạt tiêu chuẩn EU, là khó. Đơn cử như mật ong Việt Nam thường vướng quy định về mức glycerinne, chỉ số HMF, tạp chất 9, đặc biệt là dư lượng carbendazim. Nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được 20- 25% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu, khó kiểm soát đầu vào. Bao bì gỗ, pallet hay vành đệm giá kệ, các vật liệu đóng gói khác đều phải được xử lý nghiêm ngặt.

Đáp lại việc EU giảm thuế đối với hàng Việt Nam, Việt Nam cũng cần có các cam kết tương ứng. Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xóa bỏ ngay các dòng thuế hiện hành theo lộ trình từ 3-5 năm. Dù dư địa do giảm thuế không nhiều, song cũng đủ khích lệ các nhà nhập khẩu Việt Nam "khuân hàng về".

Không cách nào khác, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đầu tư, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, thông tin có liên quan đến hàng hóa để giải trình, phản biện. Các cơ quan quản lý không chỉ tăng cường phổ biến, mà còn tích cực kiểm tra, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tạo môi trường thông thoáng nhất để cùng đạt mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nông sản vào EU.

Việt Nam có nền nông nghiệp đa dạng, nhưng vẫn còn khó khăn về đầu ra. Nếu sản phẩm nông nghiệp rộng đường vào thị trường EU, cơ hội phát triển của ngành sẽ rất tươi sáng.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
  • Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
  • Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: Những tấn dầu đầu tiên
  • Những khu phố ẩm thực nổi tiếng ở Hà Nội
  • Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
  • Vì sao nhiều khách hàng mất tiền triệu phí tin nhắn ngân hàng?
  • Giá cà phê hôm nay 22/11: Tăng mạnh, trong nước cao nhất 115.300 đồng/kg
  • Giá cà phê hôm nay 22/11: Tăng mạnh, trong nước cao nhất 115.300 đồng/kg
推荐内容
  • Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
  • Bất động sản quanh vành đai 4 lại 'nổi sóng'
  • Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1
  • Giá cà phê hôm nay 25/11: Trong nước tăng mạnh, thế giới đứng im
  • Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
  • Bộ trưởng TN&MT 'lắng nghe nông dân nói', khơi thông nguồn lực đất đai