发布时间:2025-01-10 00:14:50 来源:88Point 作者:World Cup
Trong cuộc sống hiện đại,ếpnhhiệnđạkèo bóng đá hạng anh nếp nhà tuy có thay đổi nhưng những giá trị tốt đẹp trong gia đình truyền thống vẫn được giữ vững, khi những điều đó đã trở thành tinh hoa giúp giữ mái ấm, giữ lửa cho từng gia đình Việt.
Tổ ấm ba thế hệ của gia đình anh Trí, chị Nhanh, luôn đầm ấm bởi có chỗ dựa vững chắc từ cha mẹ và sự hiếu thuận của các con.
Giữ gìn nếp nhà từ những điều đơn giản nhất
Vượt đoạn đường hơn 60km về ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, để gặp vợ chồng ông Lê Văn Trường và bà Dương Thị Thanh Lan, chứng kiến cách ứng xử của ông bà, thấy trân quý những giá trị của gia đình mà họ đã dày công vun đắp hơn 40 năm qua. Vợ chồng ông Trường, bà Lan được nhiều người ở địa phương biết đến bởi sự tri thức, thanh lịch và có một mái ấm hạnh phúc với 6 người con thành đạt.
Trong căn nhà nhỏ, nhìn bữa cơm đơn giản nhưng tươm tất với canh rau, cá chiên được bà Lan chuẩn bị sẵn đợi ông Trường đi làm về, mới thấy hết sự quan tâm của ông bà dành cho nhau. Bà Lan tâm sự: “Dù đi làm trên huyện, nhưng buổi trưa nào ông cũng chạy xe gần 10km để về ăn cơm chung. Có bữa ông còn phụ tôi đi chợ, hôm nào về sớm còn vào bếp nấu nướng. Tuy đông con, nhưng vợ chồng tôi chọn sống riêng, để tạo không gian cho các con. Xã hội hiện đại rồi, đâu nhất thiết cha mẹ phải sống cùng con cái”.
Dù gần kề tuổi 70, thế nhưng cả hai ông bà đều minh mẫn, khỏe mạnh. Cùng nhau trải qua những lúc khó khăn nhất, cưới nhau hơn 40 năm, là ngần ấy năm ông bà luôn gọi nhau bằng “mình”, “bà xã”, “ông xã”. “Vợ chồng tôi sống với nhau bao nhiêu năm mà chưa từng cãi vã. Bà nhà tôi khéo lắm, tôi là người khá nóng tính nhưng bà ấy là người khéo chiều chồng, chăm con. Hễ cứ tôi nóng giận lên là bà ấy đều có cách để làm tôi “mát lòng” ngay được”, ông Trường chia sẻ.
Trong nuôi dạy con cái, vợ chồng ông Trường thống nhất với nhau phải đồng nhất quan điểm dạy con. Ông bà có 6 người con, trước đây dù cuộc sống rất vất vả, vừa đi dạy học, vừa phải làm ruộng, ông bà vẫn quyết nuôi các con được ăn học tử tế. Bà Lan chia sẻ: “Nhiều người cũng khuyên nhà đông con quá cho đi học hết sao lo nổi. Lớn lên trong gia đình nghèo khó, nên vợ chồng tôi thấm thía được nỗi khổ nếu không được học chữ lắm, nên dù kinh tế còn nhiều khó khăn, vợ chồng vẫn cố gắng lo cho 6 đứa con học đến nơi đến chốn”.
Bằng sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời của cha mẹ, 6 người con của vợ chồng ông đều đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định.
Hòa nhập, không hòa tan
Tìm về ấp Nhơn Ninh, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, để tìm gặp gia đình anh Hồ Thanh Trí và chị Nguyễn Thanh Nhanh, qua bến đò ở xã Nhơn Nghĩa A, hỏi thăm nhà anh Trí, đầu trên xóm dưới ở ấp này ai cũng biết. Đây là một gia đình truyền thống cách mạng ba thế hệ cùng chung sống thuận hòa, kính trên nhường dưới, dạy con nên người, học hành đỗ đạt…
Với anh chị khoảng thời gian vui nhất là lúc cả gia đình cùng sum họp quây quần bên mâm cơm, mọi người cùng trò truyện, chia sẻ với nhau trong công việc hàng ngày. Anh Trí cho biết: “Vợ chồng tôi đang sống cùng cha mẹ và 2 đứa con gái. Dù không cùng thế hệ, nhưng các thành viên luôn gắn kết, thường xuyên chia sẻ với nhau trong công việc và cuộc sống. Thấm nhuần lời dạy của ông bà, chúng tôi nhắc nhở các con phải biết hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình”.
Mặc dù, bận rộn với công việc nơi công sở, nhưng vợ chồng anh luôn quan tâm vun đắp, gìn giữ hạnh phúc gia đình cùng nhau chăm sóc cha mẹ, dạy dỗ con cái, chia sẻ công việc nhà, tôn trọng lẫn nhau.
Trong căn bếp nhỏ của gia đình, nhìn hình ảnh vợ chồng anh Trí cùng quây quần chuẩn bị bữa sáng cho gia đình, mới cảm nhận hết cách anh chị quan tâm, sẻ chia cùng nhau để vun vén cho tổ ấm. Nhanh tay dọn bữa sáng cho cha mẹ chồng và hai con gái, chị Nhanh tâm sự: “Xác định là người giữ lửa trong gia đình, tôi luôn biết cách để vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau như câu:
Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi bớt lửa, chẳng đời nào khê.
Việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hai bên cũng là việc làm thường xuyên. Trong việc nuôi dạy con cái, vợ chồng tôi xác định phải làm bạn với con, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con chứ không phải áp đặt”.
Sự sẻ chia, quan tâm dành cho nhau là sợi dây gắn kết bền chặt giữa vợ chồng, nên mỗi ngày sau thời gian làm việc tại cơ quan, anh Trí và chị Nhanh đều về nhà sớm để cùng nấu bữa cơm chiều cho cả nhà.
Câu chuyện về những gia đình đã và đang giữ gìn văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam như gia đình ông Trường, anh Trí còn rất nhiều. Việc xây dựng và nâng chất gia đình văn hóa luôn được quan tâm, thực hiện thường xuyên, các câu lạc bộ, nhóm hướng đến hoạt động gia đình từng bước đi vào thực chất, là nơi để mọi người chia sẻ, đồng hành, cùng hỗ trợ nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
Trong công tác gia đình, thời gian qua Hậu Giang chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình, xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình văn hóa tiêu biểu. Qua đây, nhằm nâng cao nhận thức từng thành viên gia đình, để từ đó có những hành động tích cực xây dựng gia đình ngày càng no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh, chia sẻ: “Để phát huy, gìn giữ những giá trị về gia đình và tôn vinh giá trị gia đình truyền thống, ngành nhân rộng triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình ra ấp, khu vực. Tăng cường quan tâm việc nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những biểu hiện không đúng làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Tổ chức các hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đưa nội dung công tác gia đình lồng ghép vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các cấp, các ngành và từng địa phương…”.
Giữ gìn những nét đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, kết hợp hài hòa những giá trị văn hóa gia đình hiện đại, góp phần tạo nền tảng tốt đẹp, hình thành nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong dòng chảy hội nhập!
Toàn tỉnh hiện có 184.576 gia đình đạt chuẩn văn hóa (trong đó có 11.723 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu), đạt tỷ lệ gần 93%, 199 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 89 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 161 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
相关文章
随便看看