【trận america】Bữa cơm nửa con cá khô, bó rau lang của nữ công nhân lương gần 8 triệu đồng
Bữa cơm nửa con cá khô,ữacơmnửaconcákhôbóraulangcủanữcôngnhânlươnggầntriệuđồtrận america bó rau lang của nữ công nhân lương gần 8 triệu đồng
(Dân trí) - Về đến phòng trọ lúc trời đã tối mịt, chị Thư lao vào căn bếp chật hẹp để vo gạo nấu cơm, luộc bó rau lang. Với nửa con cá khô còn sót lại, nữ công nhân nén nước mắt ăn bữa tối sau ngày dài làm việc.
Tằn tiện chi tiêu vẫn không có tiền tích lũy
Sau 2 giờ tăng ca, chị Hoàng Thị Thư nhanh nhảu rời nhà máysản xuất linh kiện điện tử để trở về phòng trọ chật hẹp. Căn phòng rộng khoảng 10m2 lợp mái tôn, cũ kĩ, chia tách thành phòng ngủ, phòng tắm, khu nấu ăn mới được chị thuê với giá 700.000 đồng/tháng.
Với nữ công nhânnày, đây được coi là căn phòng "vip" nhất mà chị từng ở trong 9 năm tha hương. Nhiều năm trước, chị cùng vài người bạn thuê một phòng có diện tích tương đương, nhưng nhà vệ sinh chung, cách xa nơi ở nên rất bất tiện. Đổi lại, chị chỉ phải trả 200.000 đồng/tháng cho tiền điện, nước, tiền ở.
Sở dĩ tính toán từng đồng chi phí sinh hoạt, bởi chị Thư đang là trụ cột trong gia đình. Ở quê nhà (Phúc Lương, Đại Từ, Thái Nguyên), chị còn bố mẹ già, chồng bị bệnh tim, con cái đang tuổi ăn học cũng trông chờ vào đồng lương hằng tháng chị gửi về.
Ngay cả bữa tối sau ngày dài làm việc vất vả trong nhà máy cũng được nữ công nhân chắt chiu. Ở một mình, chị Thư ăn tối rất đơn giản là rau và thịt hoặc cá. "Tối nay, ở nhà vẫn còn nửa con cá khô nên tôi qua chợ mua thêm bó rau lang về luộc. Vậy là xong bữa tối thôi", chị Thư buồn bã chia sẻ.
Tiết kiệm là vậy, song trong túi của công nhân vẫn không có đồng nào tích lũy. Nhận lương tháng này, chị gối ngay cho tháng sau về chi phí tiền thuê trọ, tiền ăn, tiền gửi về quê cho gia đình chi tiêu… "Nếu người nhà bị ốm, tôi chỉ còn cách đi vay tiền", chị Thư kể.
Ngày làm "3 ca" vì phải gồng gánh cả gia đình
Sau khi lập gia đình, vợ chồng chị Thư ở quê nhà trồng chè, cấy lúa. Cuộc sống chẳng còn êm đềm khi bệnh tim của chồng chị liên tục tái phát.
Hai vợ chồng rong ruổi biết bao bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương để chữa trị. Chị nhớ không ít lần đi vay tiền họ hàng, có đợt đã mượn 2 chỉ vàng để chi trả viện phí.
Khi căn bệnh của chồng đã ổn định, chị tính toán làm công việc khác cho thu nhập cao hơn. Song trước đây nhà nghèo, không có điều kiện học hành, trong tay chị chỉ vỏn vẹn tấm bằng tốt nghiệp cấp 2.
Với những gì mình đang có, chị chỉ có thể xuống thành phố Thái Nguyên xin vào nhà máy làm việc, như nhiều gia đình trẻ khác ở trong xã đã lựa chọn.
Được người quen hỗ trợ, chị cũng xin vào làm công nhân, khi đó mức lương cơ bản chỉ hơn 3,3 triệu đồng/tháng. Sau tháng 7 vừa rồi, thu nhập tính cả tăng ca của chị mới được 7,7 triệu đồng/tháng.
Ở quê nhà, chồng chị lựa sức mình chăm sóc 2 sào chè. Trừ tiền công thuê hái, mỗi tháng cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng. Số tiền này không đủ để chi tiêu, buộc chị Thư phải dành một khoản nhất định từ thu nhập của mình gửi về quê.
Đồng lương công nhân eo hẹp, chị tranh thủ làm dọn dẹp nhà cửa. Có những ngày tăng ca đến 19h, chị về ăn vội bát cơm rồi tiếp tục đi làm lau dọn nhà thêm 2 tiếng đồng hồ. 1 tháng 16 buổi chị tăng "3 ca" như vậy để có thêm 2 triệu đồng.
"Với người khác thì là bình thường, với tôi số tiền làm dọn dẹp 2 triệu đồng này giúp trang trải được tiền thuê nhà trọ, ăn uống dưới thành phố. Từ đó, đồng lương công nhân thì sẽ gửi về quê cho gia đình", chị Thư cho hay.
Đi làm quần quật cả tuần, song ngày chủ nhật được nghỉ chị đi xe máy vượt 40km về quê cùng gia đình. Con lớn của chị đi nghĩa vụ quân sự ở Lạng Sơn, đến Tếtnày sẽ được ra quân. Song vì không có điều kiện nên gần 2 năm qua chị mới đến thăm con được 1 lần. Chị vẫn còn một người con nữa đang tuổi ăn học ở quê nhà.
Gia đình là động lực lớn lao để chị mạnh mẽ tiếp tục công việc mỗi ngày. Mong mỏi của chị là công ty đầy đủ công việc cho công nhân.
"Nếu hai vợ chồng cùng làm công nhân với thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng thì cũng ổn. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi phải gồng gánh cho cả nhà nên không bù được. Gia đình có biến cố gì là phải đi vay mượn", chị nghẹn ngào.
Chính vì vậy, chị xác định làm công nhân đến khi nào mắt mờ, chân chậm mới quay trở về quê nhà.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam Ngọ Duy Hiểu thừa nhận, việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động hiện nay rất khó khăn.
Theo ông Hiểu, phần lớn người lao động hiện nay đang làm việc cho các doanh nghiệp lĩnh vực thâm dụng lao động như: Dệt may, giày da, điện tử… việc làmbấp bênh, nguy cơ mất việc làm cao. Thu nhập thấp, họ phải làm thêm nhiều, thời gian làm việc kéo dài.
"Với mức lương trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng thì công nhân lao động chỉ đủ trang trải cho bản thân. Trong khi đó, các khoản chi phí như tiền thuê trọ, giá thực phẩm, điện nước… thời gian qua đều tăng cao.
Chính vì thế cuộc sống của họ chỉ quanh quẩn ban ngày ở nhà máy, tối về ở phòng trọ. Đời sống khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần", ông Hiểu chia sẻ.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, hiện trên địa bàn tỉnh đang có trên 230.000 công nhân, viên chức, lao động.
Tuy nhiên, ở một số đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn do biến động giá cả nguyên vật liệu; tình hình thiên tai mưa lũ do cơn bão số 3 gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động.
(责任编辑:Cúp C2)
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- 9 tập thể, 37 cá nhân đạt giải trong hội thi Tin học trẻ
- Thủ tướng đến Tokyo, tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito
- Không đổi mới, sản xuất theo chuỗi, xuất khẩu nông sản sẽ gặp khó
- Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- Xuân về nơi biên giới
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền, đưa Luật An ninh mạngvào cuộc sống
- Việt Nam nỗ lực góp phần thắt chặt, củng cố tinh thần đoàn kết ASEAN
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Cử tri bức xúc về điện chia hơi và áp giá điện
- Giao ban phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới
- Đề xuất hỗ trợ phương án mua khí bổ sung cho khu vực Tây Nam Bộ
-
* Nhân lên ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ...[详细]
-
Tin học hóa tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
(CMO) Sáng nay, 19/11, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Cà Mau triển khai quản lý và l ...[详细] -
Phòng chống dịch nCoV trên tuyến biên giới, biển đảo
Trong những ngày qua, toàn hệ thống chính trị ở khu vực biên giới đất liền, biển, đảo của tỉnh Kiên ...[详细] -
Rau xanh trên quần đảo Hải Tặc
Nơi những vạt đất trước đây cây dại cũng khó phát triển, qua bàn tay cải tạo và chăm bón của các chi ...[详细] -
Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
Chiều 29/9, đại diện Cục CSGT thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải ...[详细] -
Biên cương bao đời vẫn luôn Hảo vị trù phương lược
“Giữ vững độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; đẩy mạnh quan h ...[详细] -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 21
Một phiên họp của Quốc hội. (Nguồn: TTXVN)Thứ Hai, n ...[详细] -
Ông Lê Văn Dũng được phân công Quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
(CMO) Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch nhận nhiệm vụ phó giám đốc v ...[详细] -
Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
Khoảng 2h30 sáng ngày 29/8, ô tô khách mang BKS 37B-002.XX (chưa r& ...[详细] -
Điểm sáng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Trường Long (huyệ ...[详细]
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- Tăng cường hướng dẫn giao thông trước cổng trường học
- “Vô tư” đậu xe trong giờ cấm
- Phát động Chương trình Sức khoẻ Việt Nam
- Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- Sẵn sàng cho lễ giao quân năm 2019
- Thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng Việt Nam