【real sociedad – osasuna】Vật liệu tái chế mở cánh cửa mới cho bê tông in 3D
Thông tin từ các chuyên gia Đại học RMIT,ậtliệutáichếmởcánhcửamớichobêtôreal sociedad – osasuna những năm gần đây, in 3D bê tông nổi lên như một công nghệ có tiềm năng thay đổi cuộc chơi trong ngành xây dựng. Công nghệ này cho phép tạo ra các kết cấu bê tông thông qua quá trình ép đùn từng lớp bê tông, thay vì phương pháp đúc khuôn thông thường.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng in 3D có một số ưu điểm vượt trội so với phương pháp đúc khuôn, như khả năng in các cấu trúc hình học phức tạp, giảm phụ thuộc vào người lao động, và nâng cao năng suất chế tạo.
Tuy nhiên, cả 2 phương pháp in 3D và đúc khuôn truyền thống vẫn đều cần đến nguyên liệu thô có thể hao kiệt như cát sông tự nhiên.
Mới đây, các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT đã phát triển một quy trình in bê tông 3D bền vững, trong đó 50% cát sông tự nhiên được thay thế bởi vật liệu có tính chất vật lý và thành phần hóa học tương tự là thủy tinh tái chế.
Bê tông trong quá trình in 3D (hình trên) và cột bê tông sau khi in xong (hình dưới). |
Nghiên cứu mới này đã được đăng trên tạp chí “Construction and Building Materials” (Xây dựng và Vật liệu xây dựng). Nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của các loại thủy tinh tái chế khác nhau đối với khả năng uốn cong của kết cấu bê tông in 3D.
Nghiên cứu chỉ ra rằng in 3D theo cấu trúc tải chéo và sử dụng lượng hạt thủy tinh thô với nồng độ tối ưu là giải pháp phù hợp và bền vững để thay thế cát sông tự nhiên.
Ông Junli Liu, nghiên cứu sinh Đại học RMIT và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chia sẻ: "Việc sử dụng thủy tinh tái chế có thể giúp ngành xây dựng giảm phụ thuộc vào cát – nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện đang bị khai thác quá mức, đồng thời giúp giảm vấn đề rác thải thủy tinh đang chiếm không gian tại các bãi chôn lấp".
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí “Automation in Construction” (Tự động hóa trong xây dựng), các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT (Úc), Đại học HUTECH (Việt Nam) và Viện Công nghệ Guwahati (Ấn Độ) đã đề xuất sử dụng nhựa tái chế để tăng độ kiên cố của dầm bê tông.
Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp mới nhằm cải thiện độ bền uốn và vấn đề ăn mòn của kết cấu bê tông - dùng nhựa in 3D làm giàn giáo để gia cố bê tông. Điều đặc biệt hơn nữa là thiết kế này lấy cảm hứng từ cấu trúc của xương, một cấu trúc tế bào được tối ưu hóa theo cách tự nhiên.
Tiến sĩ Trần Phương, giảng viên cấp cao tại Phân viện STEM thuộc Đại học RMIT bên tấm tường bê tông in 3D. |
Tiến sĩ Trần Phương, giảng viên cấp cao tại Phân viện STEM thuộc Đại học RMIT, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết dầm bê tông cốt nhựa in 3D có khả năng chịu lực mạnh hơn bốn lần, bền hơn và chống nứt cao hơn so với các mẫu bê tông được đúc bằng khuôn và không có bất kỳ gia cố nào.
Tiến sĩ Trần Phương giải thích: Bê tông là vật liệu giòn với khả năng uốn và giãn vốn khá yếu. Thông thường, bê tông phải được gia cố bằng các thanh cốt thép thì mới có thể chịu được các sự cố trầm trọng hay đổ vỡ bất ngờ. Tuy nhiên, cốt thép có khối lượng nặng, chi phí sản xuất cao và cần nhiều nhân công để lắp đặt.
Trong khi đó, trọng lượng của nhựa nhẹ hơn bê tông khoảng hai lần và nhẹ hơn thép khoảng bảy lần. Cốt (gia cường cho bê tông) bằng nhựa không bị ăn mòn và trên hết, nhựa là vật liệu có thể tái chế, có chi phí sản xuất thấp hơn.
Cũng theo Tiến sĩ Trần Phương, phương pháp gia cố này “khá thực tế, bền vững và có khả năng mở rộng” nhờ sự kết hợp của công nghệ in 3D và nhựa tái chế.
Thành viên nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Phương đồng thời là nghiên cứu sinh Đại học RMIT, ông Nguyễn Văn Vương chia sẻ thêm rằng dầm bê tông cốt nhựa được lấy cảm hứng từ cấu trúc sinh học của xương còn hứa hẹn đem đến nhiều ứng dụng khác trong các chế phẩm như kết cấu phức tạp đúc sẵn, tấm tường chắn tiếng ồn, kết cấu bê tông dùng trong môi trường nước biển.
Các chuyên gia RMIT cho rằng, mặc dù in 3D bê tông vẫn còn là một khái niệm khá mới ở Việt Nam nhưng không bao giờ là quá sớm để các nhà khoa học và kỹ sư xây dựng bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng công nghệ này nhằm hỗ trợ phát triển bền vững.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020, Việt Nam thải ra khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, trong đó chỉ có 10-15% được thu gom tái chế.
Mặt khác, tình trạng thiếu cát trong sản xuất bê tông đang là vấn đề phổ biến trên cả nước. Bộ Xây dựng ước tính nguồn cung cát tự nhiên hợp pháp chỉ đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu của ngành xây dựng.
“Việt Nam có rất nhiều rác thải nhựa và thủy tinh. Nếu có thể biến những rác thải này thành vật liệu xây dựng hữu ích một cách sáng tạo thông qua công nghệ in 3D, điều này sẽ mở ra nhiều cánh cửa cơ hội mới”, Tiến sĩ Trần Phương nói.
Vân Anh
Chế tạo lưỡi nhân tạo, bàn tay nhân tạo nhờ công nghệ in 3D
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ in 3D, lưỡi nhân tạo, bàn tay nhân tạo hay nhiều bộ phận cơ thể khác của con người sẽ được tạo ra trong tương lai để phục...
相关文章
Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu.Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, kết thúc n2025-01-25Hà Nội Kết luận của Bộ Xây dựng về đường Lê Văn Lương chưa thoả đáng
Chưa thoả đángChiều nay (1/7), UBND TP Hà Nội đã tổ chức họp báo th&ocir2025-01-25Cư dân LUMIÈRE Boulevard tận hưởng cuộc sống xanh đa chiều hiếm có
Sống xanh đa chiều tại LUMIÈRE BoulevardVới mật độ dân số ngày càng cao v2025-01-25Ngôi nhà 2 tầng trên thảo nguyên, mang hơi thở lãng mạn với sắc trắng tinh khôi
Ngôi nhà màu trắng với thiết kế 2 tầng, mái dốc do kiến trúc sư L&2025-01-25Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
Liên tiếp phát hiện, thu giữ 16 tấn đường Thái Lan nhập lậu tại Quảng Trị Quảng Trị: Chặn phương tiệ2025-01-25Quá thời hạn khắc phục, dự án xây chui của Cường ‘đô la’ vẫn chưa được cấp phép
Liên quan đến vụ việc Công ty CP C-Holdings xây dựng không phép tại dự án C-River View (P.Phú Thọ, T2025-01-25
最新评论