当前位置:首页 > Thể thao

【waalwijk – ajax】Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum

VHO - Sau hơn 2 năm Công an tỉnh Kon Tum triển khai mô hình “mẹ đỡ đầu”,ệuquảtừmôhìnhMẹđỡđầuconnuôicônganxãởwaalwijk – ajax “con nuôi công an xã”, mô hình này đang phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nâng bước các em đến trường, mà qua đó góp phần chung tay cùng các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội gắn với công tác dân vận.

Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 1
Công an xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) thường xuyên xuống thăm hỏi, động viên em Y Giang cố gắng học tập tốt

Theo lời giới thiệu của công an xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), chúng tôi tìm đến nhà em Y Giang, hiện đang học sinh lớp 11 Trường THPT Phan Chu Trinh (Ngọc Hồi). Nổi bật trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ, xuống cấp là những tờ giấy khen của em Y Giang được treo ngay ngắn trên tường.

Trò chuyện với chúng tôi, em Y Giang hào hứng khoe vừa được ra Thủ đô Hà Nội tham dự “Trại hè yêu thương” do Bộ Công an tổ chức. Em cùng các bạn được vào Lăng viếng Bác Hồ, được đến Phủ Chủ tịch nước và gặp Chủ tịch nước Tô Lâm vào dịp cuối tháng 5.2024.

“Với tình cảm thân thương, Chủ tịch nước Tô Lâm dặn dò các cháu cần tiếp tục cố gắng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ, trở thành những công dân ưu tú, tiếp bước cha anh xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh”, Y Giang phấn khởi nhắc lại khoảnh khắc được gặp Chủ tịch nước Tô Lâm.

Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 2
Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 3
EmY Thi (bên trái) con đỡ đầu của Phụ nữ Công an tỉnh Kon Tum và em Y Giang (bên phải) con nuôi của Công an xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi được tham dự “Trại hè yêu thương” 2024 do Bộ Công an tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải Phòng vào tháng 5.2024

Y Giang chia sẻ, đó là vinh dự, là động lực để một học sinh người đồng bào DTTS như cháu nỗ lực, cố gắng học thật tốt để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Để có được vinh dự này, Y Giang cho biết, em cảm ơn các chú công an xã Đăk Nông đã xuống nhà động viên gia đình, bố mẹ để em có cơ hội tiếp tục đến trường, nuôi ước mơ, khát khao con chữ. Nói rồi em Y Giang kể lại chuyện vào năm 2022, khi em vừa học xong lớp 9, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ba mẹ quyết định cho em nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình.

Nắm bắt được thông tin, các chú Công an xã đã đến tận nhà để vận động gia đình cho em được tiếp tục đi học. Để em đi học được thuận tiện hơn, đầu năm học 2023 - 2024, Công an xã đã kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ em một chiếc xe đạp điện.

“Nhận được sự giúp đỡ của các chú công an xã, em được tiếp tục đi học, em cảm thấy rất vui. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng các chú đã quan tâm, yêu thương, giúp đỡ”, Y Giang tâm sự.

Đại úy Xiêng Thanh Trà, Phó Trưởng Công an xã Đăk Nông cho biết, từ tháng 9.2022, đơn vị nhận đỡ đầu 2 em có hoàn cảnh khó khăn là Y Giang và Y Pha đến khi vào đại học (đủ 18 tuổi). Mỗi năm, cán bộ, chiến sĩ Công an xã Đăk Nông sẽ trích tiền lương hỗ trợ 1,8 triệu đồng/em.

Ngoài ra, vào những ngày lễ, Tết còn tặng quà, hỗ trợ thêm các nhu yếu phẩm để các em có thêm niềm tin, động lực học tập thật tốt. Đáp lại tình cảm đó, cả 2 em Y Giang và Y Pha luôn là những học sinh tiêu biểu, đạt thành tích cao trong học tập và luôn ý thức được trách nhiệm của mình.

Ông Nguyễn Chí Tường, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết, mô hình đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn của Công an huyện Ngọc Hồi được triển khai thực hiện từ giữa năm 2022. Đến nay, các đơn vị trực thuộc công an huyện đã và đang giúp đỡ 14 em có hoàn cảnh khó khăn (trong đó, mô hình con nuôi công an xã 12 em và 2 em mô hình “mẹ đỡ đầu”).

“Mô hình này đã hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh của gia đình và cộng đồng, đảm bảo quyền trẻ em theo quy định pháp luật. Đồng thời, qua thực hiện mô hình, đã xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ Công an nhân dân nhân văn, vì dân phục vụ và mối quan hệ giữa công an và nhân dân tốt đẹp, bền chặt, gắn bó khăng khít”, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi nói.

Theo thượng tá Nguyễn Thị Xuân, Phó trưởng Phòng công tác Đảng và công tác chính trị (PX03), Kiêm Trưởng ban Phụ nữ Công an tỉnh Kon Tum, với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng, trong thời gian qua Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, Công an huyện, thành phố, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, thiện nguyện hướng đến đối tượng thụ hưởng là trẻ em.

Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 4
Đội Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Kon Tum nhận đỡ đầu em A Nguyên Bảo Quốc, học sinh lớp 7 Trường Tiểu học - THCS Nguyễn Du, phường Nguyễn Trãi, TP. Kon Tum

Nổi bật là chương trình, mô hình “Mẹ đỡ đầu” của Hội Phụ nữ Công an tỉnh và mô hình “con nuôi công an xã” của các đơn vị công an huyện, thành phố. Từ khi triển khai đến nay, các đơn vị đã nhận đỡ đầu 40 trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Trong đó, Hội Phụ nữ Công an tỉnh nhận đỡ đầu 14 em, các cấp Hội phụ nữ cơ sở nhận đỡ đầu 11 em, Công an xã nhận đỡ đầu 15 em (huyện Ngọc Hồi và TP. Kon Tum).

Nguồn lực hỗ trợ trẻ em chủ yếu là vận động CBCS, cán bộ, hội viên, đoàn viên theo khả năng điều kiện của cá nhân và đơn vị, từ quỹ tình nghĩa và nguồn xã hội hoá; mỗi cháu được hỗ trợ từ 1,2 đến 6 triệu đồng/năm; tổng kinh phí trung bình mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 5
Từ khi triển khai đến nay, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Kon Tum nhận đỡ đầu 40 trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Hội phụ nữ Công an tỉnh nhận đỡ đầu 14 cháu

“Các chương trình, mô hình nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Công an tỉnh Kon Tum hiện đang phát huy tốt hiệu quả, lan tỏa được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng, nghĩa cử cao đẹp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân. Việc nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Công an tỉnh đã được sự ủng hộ, đồng tình cao từ các cấp, các ngành, sự quan tâm đồng hành của các đơn vị, cá nhân hảo tâm trong và ngoài lực lượng”, Thượng tá Nguyễn Thị Xuân cho hay.

Hiệu quả từ mô hình “Mẹ đỡ đầu”, “con nuôi công an xã” ở Kon Tum - ảnh 6
Ban phụ nữ Công an tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường” và “Mẹ đỡ đầu cùng con chào năm học mới” tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS xã Hiếu, huyện Kon Plông

Cũng theo Thượng tá Nguyễn Thị Xuân, mới đây nhân dịp đầu năm học mới 2024 – 2025, Ban Phụ nữ Công an tỉnh đã phối hợp Hội Phụ nữ cơ sở, Sư đoàn 10, Phòng Bảo hiểm Tổng Công ty Viettel, nhóm “Chia sẻ yêu thương”, huy động nguồn lực xã hội hóa tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường” và “Mẹ đỡ đầu cùng con chào năm học mới” tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS xã Hiếu, huyện Kon Plông.

Tại đây, Ban Phụ nữ Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”: trao tặng 25 xe đạp (trị giá 1.400.000 đồng/chiếc) cho các em học sinh cấp 2 có hoàn cảnh đặc biệt; trao 200 gối nằm, kèm 200 phần quà dầu gội, sữa tắm... cho học sinh tiểu học ở bán trú; trao 200 cái áo mưa, đồ dùng học tập sách, vở bút... cho thư viện của Trường; đồng thời cũng đã trao 20 suất học bổng (500.000 đồng/ suất) cho các em học sinh nghèo vượt khó với tổng kinh phí hơn 80 triệu đồng.

分享到: