Không có chuyện bị đánh nát tay,ẹbétraibịđánhnátbàntaylêntiếngCháurấtquậyphátôicũngđaulòlich bóng đá anh ép đi bán vé số 12h trưa ngày 6/5, chị Võ Thị Diễm Thúy (33 tuổi, ngụ xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) thất thểu dắt chiếc xe đạp có chở đứa con trai út trở về nhà cha mẹ ruột. Cả buổi sáng, chị gác lại mọi công việc, đạp xe đi khắp nơi tìm em V.T.H.A. (11 tuổi, con thứ 2 của chị Thúy) vừa bỏ buổi thi chuyển cấp để đi chơi. H.A. là nhân vật trong clip ghi lại cảnh người đàn ông được xác định là cha của em, ông T.H.L. (37 tuổi) cầm cây đánh liên tục vào người em. Bé trai liên tục kêu cứu và xuất hiện nhiều máu trên 2 bàn tay. Đoạn clip được đăng tải gây xôn xao trên mạng xã hội. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thành ủy, UBND TP.HCM khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ. Ngay sau khi nắm thông tin vụ việc, cơ quan chức năng xã Thới Tam Thôn đã mời anh L. lên làm việc. Tại đây, người này khai nhận, do bé H.A. không lo học, trốn đi chơi internet và trộm tiền của mình nên đã đánh bé.
Chị Thúy cho biết, thông tin cha bé đánh bé nát tay để ép đi bán vé số là không đúng sự thật. Chị kể: “Hôm xảy ra sự việc, tôi đi trả tiền lãnh vé số thì được người quen cho biết là cháu H.A. tiếp tục mượn tiền và lấy lý do là mượn tiền để mua thuốc cho ba. Chị Thúy kể lại việc này cho chồng biết khiến anh này tức giận, quay sang đánh vào người H.A. đang ngủ say bên cạnh. Khi bé trai giật mình thức giấc, L. hỏi con ai sai đi mượn tiền. Cậu bé không thể trả lời khiến người cha càng giận và tiếp tục đánh con. “Lúc này, tôi ra nhà sau cất đồ thì nghe tiếng cây va trúng tủ, vách tường. Tôi chạy lên thì thấy chồng cầm cây tre phơi đồ bị dập, sắp gẫy. Chồng tôi và H.A. mỗi người nắm một đầu cây giật qua giật lại. Sau đó, chồng tôi giật mạnh cây khiến tay H.A. bị xước, chảy nhiều máu. Sau đó, cháu chạy ra nhà tắm, chồng tôi cầm cây đuổi theo”, chị Thúy kể thêm. Cũng theo chị Thúy, khi phát hiện trong nhà có vết máu, chị rất xót xa và la mắng chồng. Chị kể: “Khi tôi chạy ra đến cửa nhà tắm thì chồng tôi đã đuổi H.A. ra trước sân nhà bà chủ nhà trọ. Sau đó, H.A. chạy được ra ngoài và trốn sang nhà ông bà nội. Khi tôi đưa được bé về phòng trọ thì công an đã đến, mời chồng tôi lên xã làm việc”.
“Sự việc là như vậy chứ không có chuyện chồng tôi đánh nát tay con để bắt nó đi bán vé số như thông tin trên mạng xã hội. Chồng tôi đánh con và dùng cây đánh như vậy là rất sai, không thể thông cảm. Tuy nhiên, do anh quá tức giận vì con hư, gia đình bất lực trong cách dạy cháu. Hơn thế, lúc đó, chồng tôi cũng đã có rượu trong người”, chị Thúy nói thêm. Về thông tin bị ép đi bán vé số, chị Thúy cho biết, anh trai của bé H.A thương ba mẹ, tự xin đi bán để phụ giúp gia đình. Cậu bé cũng chia sẻ, em trai của mình hay trốn nhà, trốn học đi chơi game và không sửa chữa khiến ba mẹ tức giận nên bị đánh. . Thông tin thêm về vụ việc, bà Chu Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn cho biết, không có chuyện bé trai thường xuyên bị đánh đập lúc nửa đêm. Bé H.A. còn đi học và xin mẹ đi theo bán vé số cuối tuần chứ gia đình không bắt ép bé đi bán. Hiện, vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng xã này tiếp tục điều tra. Ảnh hưởng đến việc mưu sinh Chị Thúy nói, vụ việc khiến cuộc sống gia đình chị đảo lộn. Đến bây giờ, chồng chị vẫn đang làm việc với UBND xã Thới Tam Thôn chưa được về nhà chứ không hề bỏ trốn. Trong khi đó, chị phải nghỉ bán vé số để đi tìm H.A. và khắc phục nhiều hậu quả do đứa trẻ gây ra. Chị nói: “Sáng nay (6/5), H.A. thi chuyển cấp. 5h sáng tôi đã gọi cháu dậy để ôn bài. Cháu vùng vằng, cầm cuốn sách rồi ngủ tiếp. Khi tôi gọi dậy để cháu đi thi thì H.A. lớn tiếng chửi tôi rồi mang cặp ra khỏi nhà. Tôi tưởng cháu đến trường nên chở đứa con út đi bán vé số. Nào ngờ đến giờ thi, các thầy cô lại gọi cho tôi nói không thấy H.A. đến trường”. Biết con lại bỏ thi đi chơi, chị Thúy gác lại công việc bán vé số, giao lại vé cho cậu con trai cả bán rồi đạp xe đi tìm H.A.. Chị nói, nhà trường biết hoàn cảnh của chị nên rất thông cảm, tạo điều kiện cho H.A. thi bất cứ lúc nào chị tìm được con. “Các thầy cô nói tìm được H.A. cứ dẫn cháu lên trường, thầy cô sẽ tạo điều kiện cho nó thi. Vậy mà, tôi tìm mãi vẫn không thấy. Trưa nắng, thằng bé út mệt, tôi phải về nhà cho cháu ăn, ngủ trưa rồi tìm tiếp”, chị Thúy kể.
Người dân địa phương cho biết, tuy chỉ mới hơn 10 tuổi, H.A. đã rất quậy phá. Bé hay ngồi ở tiệm internet. Ông Phạm Tấn Hải (64 tuổi, ông nội bé H.A.) chia sẻ, gia đình gần như lực bất tòng tâm trong việc dạy bảo đứa cháu nội. “Cháu còn có tật ăn cắp vặt ở bách hóa… Những lần đầu, thấy nó còn nhỏ, người ta không làm lớn chuyện. Về sau, người ta gọi mẹ nó lên, mở camera an ninh cho xem, cha mẹ nó mới biết”, ông Hải nói. Bà Trương Thị Xuân (56 tuổi, bà nội H.A.) cũng thở dài cho biết, dù rất thương cháu nhưng cũng phải đồng tình đề xuất đưa H.A. và trường giáo dưỡng bởi bé quá quậy phá. Trong khi đó, chị Thúy tỏ rõ sự bất lực khi chia sẻ về việc dạy con. Chị nói, dù nghèo khó, chị vẫn vay mượn cho H.A. đi học. Tuy nhiên, con trai liên tục cúp tiết, bỏ đi chơi, bị nhà trường mời lên trao đổi liên tục.
Chị Thúy tâm sự: “Đặc biệt, khi nghiện game, cháu càng trở nên lầm lỳ, bất cần. Cháu lấy trộm tiền trong túi của tôi, lừa bạn bè tôi để xin tiền đi chơi điện tử…Vì vậy, chồng tôi khi nghe cháu tiếp tục nói dối để có tiền chơi game đã tức giận mà đánh cháu”. “Sự việc khiến tôi rất buồn. Việc mưu sinh cũng bị ảnh hưởng. Khi clip chồng tôi đánh con được đăng tải lên mạng, ai cũng nghĩ là chồng tôi đánh con để ép con đi bán vé số và tôi đồng lõa. Tôi sợ người ta nghĩ như vậy và ghét tôi, không mua vé số giúp tôi nữa. Gia đình tôi chỉ trông chờ vào tiền tôi bán vé số, nếu không ai mua, tôi biết sống thế nào”, chị tâm sự. Bài, ảnh Nguyễn Sơn Mẩu giấy của nữ bồi bàn giải cứu cậu bé bị bạo hànhCảnh sát cho biết nữ bồi bàn Flavaine Carvalho đã chú ý tới những vết bầm tím trên mặt và cánh tay của cậu bé khi cậu cùng gia đình tới nhà hàng của cô dùng bữa. |