设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nha cai so 1】Có nên đưa vàng vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện? 正文

【nha cai so 1】Có nên đưa vàng vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-25 17:55:41

co nen dua vang vao danh muc nganh nghe kinh doanh co dieu kien

TS. Trần Du Lịch khuyến cáo các DN kinh doanh vàng không nên quá lo lắng. Bởi khi “kinh doanh vàng” nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, các DN sẽ chỉ gặp khó khăn hơn trong công tác đăng ký kinh doanh do công tác tiền kiểm được thực hiện chặt chẽ hơn. Theo đó, chỉ cần DN đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp phép.

TS. Trần Du Lịch khuyến cáo các DN kinh doanh vàng không nên quá lo lắng. Bởi khi “kinh doanh vàng” nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, các DN sẽ chỉ gặp khó khăn hơn trong công tác đăng ký kinh doanh do công tác tiền kiểm được thực hiện chặt chẽ hơn. Theo đó, chỉ cần DN đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp phép.

Theo VGTA, việc đưa “kinh doanh vàng” vào danh mục nêu trên sẽ khiến các DN vàng cũng như ngành vàng đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, những quy định như trên là cần thiết.

Trước đây, theo Luật Đầu tư 2014, chỉ có 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh vàng nằm trong danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện là “kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”. Theo Chủ tịch VGTA Nguyễn Thành Long, việc quy định “kinh doanh vàng” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ bao trùm tất cả các hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán, xuất, nhập khẩu, và các dịch vụ liên quan đến vàng miếng, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng nguyên liệu. Điều này sẽ khiến cho ngành vàng nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ông Long đánh giá quy định mới của Luật Đầu tư sửa đổi đối với ngành vàng đã siết chặt hơn rất nhiều so với Luật Đầu tư 2014, chứ không nới lỏng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Đề án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh của Chính phủ. Đặc biệt, quy định mới này sẽ tạo ra rất nhiều giấy phép con không cần thiết, gây tốn kém nhiều về thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh cho các DN sản xuất, kinh doanh vàng khi làm các thủ tục hành chính.

Ông Long phân tích, trên thực tế, vàng trang sức, mỹ nghệ là hàng hóa thông thường, việc sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa này không ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Nhà nước. Do đó, không nên vì mục tiêu quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ mà đưa hàng hóa này vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bởi sẽ tạo ra cơ chế xin cho không cần thiết, gây nhũng nhiễu DN. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hoạt động này sẽ góp phần khuyến khích các DN đầu tư mạnh vào việc phát triển mặt hàng này để tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Đồng thời tạo cơ hội cho xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tái tạo ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cũng như các dịch vụ sửa chữa, tân trang vàng trang sức, mỹ nghệ cũng là hoạt động bình thường nên việc đưa hoạt động này vào ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện là hoàn toàn không phù hợp.

Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cũng là hoạt động bình thường như hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của tất cả các hàng hóa thông thường khác. Nếu hoạt động này thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ gây ra tình trạng thiếu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, buộc các DN phải mua hàng trôi nổi trên thị trường, có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn tình trạng buôn lậu vàng, gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường của các cơ quan chức năng và gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Trước những bất cập nói trên, VGTA kiến nghị Chủ tịch Quốc hội cho nghiên cứu, xem xét sửa đổi mục 242 (Kinh doanh vàng) trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua ngày 22-11-2016. Theo đó, chỉ nên quy định những hoạt động “sản xuất, kinh doanh vàng miếng; nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng” thuộc danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Trong bản báo cáo tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, UBND TP.HCM đánh giá, tuy có sự quản lý, kiểm soát về đo lường và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng vẫn còn doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Đối với thị trường vàng nguyên liệu, hiện nay, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã được rút ngắn nhưng có những thời điểm mức chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới còn ở mức cao nên có thể xuất hiện hiện tượng nhập lậu vàng từ nước ngoài hoặc giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới sẽ có hiện tượng xuất lậu ra nước ngoài. Ngoài ra, các quy định về nguồn gốc vàng nguyên liệu chưa được cụ thể, do đó, việc xác định nguồn gốc vàng nguyên liệu là vấn đề cần được quan tâm.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đứng ở góc độ của DN, việc đưa “kinh doanh vàng” vào danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện là một bất lợi lớn. Tuy nhiên, xét ở góc độ vĩ mô, việc đưa “kinh doanh vàng” vào danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện là cần thiết. Bởi kinh doanh vàng là hoạt động đặc thù nhưng rất phổ biến và thị trường vàng luôn rất phức tạp, khó kiểm soát. Nếu không quản lý chặt chẽ, những biến động của thị trường vàng sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của nhà nước. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng lưu ý rằng cần có sự hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước và sự phát triển của thị trường. Theo đó, cần có sự linh hoạt trong công tác quản lý. “Nếu quản lý quá chặt sẽ gây phát sinh những hoạt động ngầm, khi đó việc quản lý sẽ càng khó hơn” – TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với TS. Nguyễn Trí Hiếu, TS. Trần Du Lịch, nguyên Phó trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng nhằm đảm bảo ổn định thị trường, tránh gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, TS. Trần Du Lịch cũng khuyến cáo các DN kinh doanh vàng không nên quá lo lắng. Bởi khi “kinh doanh vàng” nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, các DN sẽ chỉ gặp khó khăn hơn trong công tác đăng ký kinh doanh do công tác tiền kiểm được thực hiện chặt chẽ hơn. Theo đó, chỉ cần DN đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp phép.

热门文章

1.476s , 7586.4453125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nha cai so 1】Có nên đưa vàng vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện?,88Point  

sitemap

Top