【tỷ lệ kèo cúp c2】Khai thác cơ hội từ RCEP: Cần sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm của doanh nghiệp
Bàn về khai thác cơ hội từ RCEP,áccơhộitừRCEPCầnsựchuẩnbịkỹcàngvàquyếttâmcủadoanhnghiệtỷ lệ kèo cúp c2 bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đã đưa ra nhận định nêu trên, tại Hội thảo trực tuyến “RCEP - Những điều doanh nghiệp cần biết”, diễn ra ngày 5/11/2021, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với CIEM và các đơn vị liên quan tổ chức.
RCEP được ký kết giữa 10 nước ASEAN với 5 nước đối tác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Niu Di Lân) vào tháng 11 năm 2020. Đây là FTA tự do hóa thương mại lớn nhất toàn cầu về qui mô dân số so với các FTA khác, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Theo thỏa thuận, khi có 6 thành viên ASEAN và 3 đối tác phê chuẩn, RCEP sẽ có hiệu lực thi hành.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết, tính đến nay, đã có 6 nước ASEAN và 4 đối tác phê chuẩn RCEP, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022. Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chương trình hành động thực hiện RCEP để trình Thủ tướng phê duyệt làm cơ sở triển khai. Các bộ, ngành có liên quan cũng đang hoàn thiện các văn bản để hướng dẫn thực thi RCEP ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Theo bà Nga, để khai thác tốt các cơ hội từ RCEP, cơ quan nhà nước, DN, các tổ chức có liên quan cần phải nắm rõ được tinh thần và các nội dung cam kết thì mới có thể tổ chức triển khai thực thi, khai thác hiệu quả được các cơ hội từ RCEP mang lại.
Mục tiêu tham gia RCEP là hội nhập quốc tế sâu hơn, kết nối tất cả các FTA giữa ASEAN đã có với các đối tác nhằm thuận lợi hóa cho thương mại, đầu tư, phát triển các chuỗi cung ứng. Các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ... tại RCEP cơ bản tương đương với các FTA của ASEAN đã có với với các đối tác và theo hướng mở rộng hơn về mức độ thuận lợi. Chẳng hạn, đối với mở cửa thị trường dịch vụ, mở cửa đầu tư, RCEP thực hiện theo hướng chọn bỏ (bỏ những lĩnh vực không cam kết, còn các lĩnh vực khác các DN đều có thể hoạt động). RCEP cũng có thêm một số lĩnh vực cam kết mới như thương mại điện tử, cạnh tranh, mua sắm chính phủ… nhưng cơ bản cũng ở mức vừa phải so với các FTA thế hệ mới như EVFTA hay CPTPP.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, RCEP gần như qui tụ tất cả các nguồn cung nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 70% tổng kim ngạch nhập khẩu; qui tụ tất cả các đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam, kỳ vọng mang lại cú hích lớn gia tăng chuỗi sản xuất, cung ứng trong nội khối; là khu vực hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu năng động, khu vực này hiện chiếm tỷ trọng 50-55% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam.
Đặc điểm của RCEP là các đối tác có nhiều trình độ phát triển khác nhau, không đồng đều, biểu thuế cam kết cũng khác nhau, nên việc tìm hiểu các nội dung này cũng khá phức tạp với các DN. Trong các cam kết về thương mại hàng hóa, RCEP sẽ loại bỏ các hàng rào thuế quan, giảm hàng rào phi thuế để hàng hóa lưu chuyển thuận lợi, tự do nhất, ít rào cản nhất. Các dòng thuế sẽ xóa bỏ ngay từ 1/1/2022, nhưng rất khác biệt giữa các nước về số dòng thuế cam kết xóa bỏ. Theo RCEP có tới 38 biểu thuế giữa Việt Nam với các đối tác, để biết các ưu đãi thuế như thế nào khi xuất nhập khẩu hàng hóa với một nước trong RCEP, thì các DN cần phải tìm hiểu kỹ càng.
Liên quan đến qui tắc xuất xứ, cam kết trong RCEP hài hòa và thuận lợi do sử dụng chung một bộ qui tắc. Tuy nhiên, trong RCEP cũng có đối tác sử dụng ưu đãi thuế quan khác biệt, một số dòng sản phẩm phải tuân thủ thêm một số qui tắc xuất xứ riêng. Các biện pháp phi thuế, hạn chế nhập khẩu, cấm xuất khẩu, thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tạo thuận lợi có tính thống nhất.
Ngoài ra, tất cả các tiêu chuẩn cam kết trong RCEP về sở hữu trí tuệ đều thấp hơn hoặc bằng các cam kết đã có trong các FTA khác. Điều này có nghĩa, các DN là chủ của các tài sản sở hữu trí tuệ lớn sẽ có lợi ích khi đầu tư trong nội khối RCEP vì hoạt động được bảo hộ tài sản, tránh bị xâm phạm khi đầu tư...
Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI, cho biết, nội dung RCEP rất đồ sộ, phức tạp, hiểu biết các cam kết có liên quan đến minh, nhận diện được các cơ hội và thách thức để khai thác là rất quan trọng với các DN. Mức độ tận dụng cơ hội từ RCEP đến đâu, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết của các DN, nhất là các vấn đề cam kết có tính cốt lõi cũng như tiến trình thực hiện.
Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng, RCEP không phải là mới, đây là kết quả sau hơn 7 năm đàm phán với ý tưởng hình thành mộ khu vực tự do thương mại rộng mở trong bối cảnh gia tăng nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực chấu Á - Thái Bình Dương (APEC). RCEP ban đầu cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều cho rằng sẽ khiến Việt Nam tăng rủi ro nhập siêu mà ít tác động đến cải cách thể chế, cạnh tranh nhiều hơn. Tuy nhiên, các phân tích đều cho thấy, những cơ hội từ RCEP là khá rộng mở. Vấn đề là tổ chức thực thi và khai thác cơ hội như thế nào. Các cơ hội khó có thể hiện thực hóa nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm của các DN. Muốn khai thác tốt cơ hội từ RCEP, DN Việt Nam phải nắm chắc được các nội dung cam kết để xây dựng kế hoạch kinh doanh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/35d798982.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。