您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kết quả bóng đá cúp nga】Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2021

88Point2025-01-25 10:15:42【Cúp C1】2人已围观

简介Tuyển sinh 2021: Nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lựcTuyển sinh năm 2021 của ĐH Bác kết quả bóng đá cúp nga

Tuyển sinh 2021: Nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực
Tuyển sinh năm 2021 của ĐH Bách khoa Hà Nội có gì mới?ềutrườngđạihọccôngbốphươngántuyểkết quả bóng đá cúp nga
Thông tin mới nhất về tuyển sinh 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Điện lực vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2021 là xét tuyển dựa vào kết quả học tập của thí sinh tại trường THPT (học bạ THPT), tuyển thẳng và xét tuyển trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2021
Ảnh minh họa.

Các điều kiện xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 (theo thang điểm 10). Nhà trường cập nhật và thông báo kết quả sơ tuyển đợt 1 trên trang Web tuyển sinh trước ngày 30/6/2021.

Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. (Thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển).

Nguyên tắc xét tuyển: Xét những thí sinh có điểm xét tuyển (ĐXT) theo tất cả các Tổ hợp xét tuyển (các tổ hợp xét tuyển có giá trị tương đương nhau) theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng mã ngành tuyển sinh.

Bên cạnh đó, trường ĐH Điện lực cũng xét tuyển dựa vào kết quả của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

ĐH Điện lực thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường ĐH Luật TP.HCM tuyển 2.100 chỉ tiêu bằng 2 phương thức. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng tối đa 35% tổng chỉ tiêu cho 3 đối tượng.

Đối tượng 1: Xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT; Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã tốt nghiệp năm 2021.

Đối tượng 2: Thực hiện ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật; Thí sinh có kết quả thi SAT của Mỹ (Scholastic Assessment Test).

Đối tượng 3: Thực hiện ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu; thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất theo danh sách “Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2021 của ĐH Quốc gia TPHCM".

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với tối thiểu là 65% tổng chỉ tiêu.

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM thực hiện 3 phương thức xét tuyển gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh và xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Với kỳ thi đánh giá năng lực riêng, hiện đã có 3 trường ĐH dự kiến tổ chức là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM.

Theo đại diện ĐH Quốc gia TPHCM, từ ngày 15/1 sẽ chính thức mở cổng đăng ký thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021.

Kỳ thi ĐGNL 2021 của ĐHQG TP. HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi ĐGNL trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 7 địa phương

Đợt 1 thi vào ngày 28/3 (thí sinh đăng ký từ 15/1 đến 5/3/2021) tại TP. HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng và 2 điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 được dự kiến công bố sau 1 tuần.

Đợt 2 sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4/5 - 4/6 và tổ chức thi vào ngày 4/7/2021 tại 4 địa phương TP. HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 12/7.

Kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút, chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.

很赞哦!(954)