【dortmund – heidenheim】Ưu tiên nguồn lực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
PV:Nhiệm kỳ 2015-2020,Ưutiecircnnguồnlựcphaacutettriểnnocircngnghiệpứngdụngcocircngnghệdortmund – heidenheim Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Vậy, những kết quả nổi bật là gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Anh Nam: Nhiệm kỳ 2015-2020, KT-XH trên địa bàn huyện có bước phát triển toàn diện ở tất cả lĩnh vực. Cụ thể, kinh tế phát triển ổn định với tốc độ khá, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với nghị quyết đại hội đề ra. Trong đó, tốc độ phát triển nông nghiệp bình quân giai đoạn là 4%. Đáng chú ý là các loại cây ăn trái, rau củ… được trồng theo hướng hữu cơ, sạch, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Riêng năm 2020, giá trị lĩnh vực nông nghiệp ước đạt 2.505 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 234 tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng so với năm 2015.
Nhờ áp dụng công nghệ trồng theo hướng hữu cơ sạch, vườn bơ sáp của ông Dương Mã Dưỡng ở xã Phước Tân cho trái to, đẹp - Ảnh: Văn Đoàn
Đến nay, toàn huyện có 213 doanh nghiệp và 593 cơ sở sản xuất công nghiệp với trên 13.000 lao động, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2020 đạt 4.098 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân thương mại - dịch vụ đạt 14,9%. Thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vượt chỉ tiêu, trung bình hằng năm đạt 113% kế hoạch tỉnh giao.
Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư và phát triển, hệ thống giao thông nông thôn, đường điện, hệ thống chiếu sáng, cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư; đã đầu tư xây dựng 90 công trình với tổng vốn 628,72 tỷ đồng.
Văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ có bước phát triển, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân tiếp tục nâng cao. Cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư trang bị ngày càng hoàn thiện; chất lượng dạy và học được củng cố, nâng cao; mạng lưới trường, lớp được sắp xếp hợp lý. Đặc biệt, 8/38 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia...
Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cấp cơ sở, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ, đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, đã có 4 xã về đích nông thôn mới, năm 2020 đang tập trung chỉ đạo xây dựng và dự kiến cuối năm hoàn thành xã thứ 5; số tiêu chí bình quân các xã đạt đến cuối năm 2019 là 16,4, tăng bình quân 6,4 tiêu chí/xã so với đầu nhiệm kỳ. Về chương trình giảm hộ nghèo giai đoạn 2015-2020 đã hoàn thành trước thời hạn 2 năm (vượt 167,63% so với nghị quyết đề ra); tỷ lệ hộ nghèo đến cuối nhiệm kỳ còn 1,73%.
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao được tổ chức với hình thức, nội dung phong phú. Quân sự - quốc phòng được quan tâm, giữ vững; xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục giữ vững ổn định. Huyện đã hoàn thành công tác chuyển hóa địa bàn tại xã Long Hà.
PV:Thưa đồng chí, để duy trì phát triển KT-XH bền vững, huyện đã có những định hướng chiến lược gì trong nhiệm kỳ mới?
Đồng chí Lê Anh Nam: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Huyện ủy, UBND huyện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản sau: Kiên quyết giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo xã hội an toàn, cuộc sống bình yên cho người dân, làm tiền đề tập trung cho phát triển kinh tế. Sau đại hội, căn cứ nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, cả hệ thống chính trị sẽ bắt tay ngay xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để cụ thể hóa, nhằm thực hiện thành công nghị quyết đại hội, nhất là các chỉ tiêu KT-XH đã đề ra.
Một góc ngã tư Phú Riềng
UBND huyện sẽ tập trung xây dựng chi tiết, chương trình và tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho từng phòng, ban, đơn vị, UBND các xã thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, đột phá: Xây dựng hệ thống chính trị huyện trong sạch, vững mạnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2020-2025; quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trung tâm các xã, trọng tâm là nhựa hóa đường giao thông liên huyện, liên xã, giai đoạn 2020-2025. Tập trung triển khai chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đưa huyện về đích nông thôn mới vào cuối nhiệm kỳ 2020-2025; đảm bảo các điều kiện công nhận 2 thị trấn là Phú Riềng và Bù Nho.
Huyện cũng sẽ thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, nhất là quản lý và khai thác hiệu quả nguồn đất công. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm. Xây dựng và đưa vào hoạt động bãi xử lý rác thải tập trung, giải quyết có hiệu quả nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn huyện và khu vực. Huy động mọi nguồn lực xã hội thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững; chú trọng chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là các thôn, ấp đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề, phấn đấu 50% số trường đạt chuẩn quốc gia vào cuối nhiệm kỳ. Nâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, dân số, gia đình và trẻ em; xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ; phát hiện và phòng chống kịp thời các loại dịch bệnh…
PV: Là người đứng đầu hệ thống chính quyền của huyện, từ thực tiễn nhiệm vụ được giao, đồng chí có những quyết sách gì đưa Phú Riềng phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có?
Đồng chí Lê Anh Nam: Thứ nhất, Phú Riềng là huyện có lợi thế về diện tích đất nông nghiệp lớn, thổ nhưỡng màu mỡ, thuận tiện về nguồn nước, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng. Nhiệm kỳ tới, huyện định hướng và liên kết với Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng, đơn vị đóng chân trên địa bàn, có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất, nguồn lực tập trung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Ưu tiên nguồn lực tài chính đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tập huấn về khoa học - kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo hướng áp dụng công nghệ cao vào toàn bộ quy trình từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giữ vững diện tích trồng điều, chuyển đổi diện tích già cỗi sang các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Khuyến khích chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để tận dụng lao động nông nhàn, phát triển chăn nuôi hộ gia đình; tận dụng và phát huy mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, để phát huy được lợi thế, thúc đẩy phát triển KT-XH phải xây dựng được hệ thống giao thông đồng bộ kết nối giữa các huyện với nhau, tập trung xây dựng các tuyến trục ngang kết nối quốc lộ 14 với quốc lộ 13, như tuyến từ Bình Tân qua trung tâm huyện tới quốc lộ 13 thuộc địa bàn huyện Hớn Quản; nâng cấp tuyến đường huyện từ quốc lộ 14 qua xã Phú Trung về trung tâm xã Phú Riềng; nâng cấp, mở rộng các tuyến hiện hữu liên xã để kết nối khu vực và kết nối vùng.
Thứ ba, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Phú Riềng Đỏ, tập trung và huy động mọi nguồn lực xã hội để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Bằng nhiều giải pháp và quyết tâm của cả hệ thống chính trị đến cuối nhiệm kỳ, huyện không còn hộ nghèo, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng được đồng bộ và tương đối hoàn thiện nhằm nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn.
Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Lâm Phương (thực hiện)