【tỷ lệ kèo bóng đá tối nay】Bao giờ đất học chuyển mình?

作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 15:50:26 评论数:

Niềm vui của thầy và trò trong năm học mới

Loay hoay “top” giữa

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2019 - 2020,ờđấthọcchuyểnmìtỷ lệ kèo bóng đá tối nay Thừa Thiên Huế có đến 47 học sinh có điểm 10; trong đó, khá nhiều em ở các lớp học đại trà, kể cả trường huyện. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm 2020 đạt trên 96%. Tuy nhiên, trong nhiều năm, Thừa Thiên Huế vẫn loay hoay đi tìm vị thứ và “top” giữa là an toàn song chưa tương xứng với vùng đất học. Năm học 2018 - 2019, điểm thi tốt nghiệp THPT với mức trung bình 5,419, Thừa Thiên Huế xếp hạng thứ 27/62 tỉnh, thành. Ngay sau đó, nhiều cuộc họp bàn mổ xẻ vấn đề tìm giải pháp đặt mục tiêu phấn đấu nâng từ 7 đến 10 bậc trong bảng xếp hạng toàn quốc. Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm học 2019 - 2020 Thừa Thiên Huế tăng 1 điểm, song với điểm trung bình là 6,279 vẫn xếp thứ 30/62 tỉnh, thành. Một số môn có vị trí xếp hạng thụt lùi, như hóa, sinh, địa lý...

Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi đối với việc dạy và học ngoại ngữ và lịch sử. Ngành giáo dục bằng nhiều cách tổ chức cho các trường dạy học theo phương pháp mới, song tiếp tục lỗi hẹn khi năm nay hai môn này vẫn nằm ở top dưới, môn sử nguyên vị trí 50, còn môn tiếng Anh nhích lên vị thứ 28. Nguyên nhân trực tiếp là ở nhận thức, thái độ của người học. Nhiều học sinh lớp 12 học ngoại ngữ đối phó, nếu không nằm trong khối thi. Với môn lịch sử, các trường chưa thật sự có những biện pháp thay đổi nhận thức, cách dạy chưa lôi cuốn, hấp dẫn.

Chất lượng “đầu vào” chênh lệch giữa các vùng miền khiến “đầu ra” kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cũng chênh theo. Trong khi hầu hết các lớp học đại trà từ huyện đến thành phố đều đạt tỷ lệ 92% trở lên thì các trường ở huyện miền núi có điểm tốt nghiệp khá thấp, như THPT A Lưới (73,68%), THPT Hương Lâm (60,82%), trung học cơ sở (THCS) &THPT Hồng Vân (79,45%). So sánh chất lượng giáo dục cuối năm học 2019 - 2020 ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh học tập đạt loại giỏi ở Huế là 35%, trong khi ở A Lưới chỉ có 13%. Trường THCS Nguyễn Tri Phương có đến 78,7% học sinh học lực giỏi thì tỷ lệ này ở Trường THCS và THPT Hồng Vân chỉ có 1,2%.

Giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng hướng dẫn học sinh thực hành tin học

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 87,7%. Đã có nhiều thay đổi về học nghề để có việc làm ổn định, song công tác phân luồng vẫn gặp khó khi tỷ lệ chỉ đạt 21% (theo tiêu chuẩn phải đảm bảo tỷ lệ 30 - 70). Điều này khiến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên rơi vào tình trạng cầm chừng vì tuyển học sinh khó khăn. Thậm chí ở A Lưới, đội ngũ giáo viên nhiều hơn học sinh được tuyển.

Tìm nguyên nhân

Toàn tỉnh có 287 phòng học xuống cấp, tỷ lệ 4,08%;  trong đó, một số huyện có tỷ lệ phòng học xuống cấp cao, như Phú Vang 8,3%, Quảng Điền 7,6%, Phú Lộc 4,3 %. Có 382 phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT quy định, chiếm tỷ lệ 26%. Có 505 nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 16,8%. Các phòng học bộ môn được tận dụng từ các phòng học, chưa đảm bảo về mặt diện tích và công năng sử dụng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, thẳng thắn: Học sinh A Lưới có trình độ thấp, nhất là đối tượng thí sinh tự do không chịu khó trong ôn tập. Năng lực của đội ngũ giáo viên ở A Lưới hạn chế. Lâu nay, chất lượng học sinh ở cấp tiểu học, THCS ở A Lưới chưa được đánh giá thực chất, có tình trạng “ngồi nhầm lớp”, kéo theo hệ lụy ở các bậc học cao hơn.

Thẳng thắn thừa nhận, đội ngũ giáo viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Ngành giáo dục chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế, khắc phục tình trạng học lệch, học tủ trong học sinh. Một bộ phận phụ huynh và học sinh, nhất là những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa chưa thực sự quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình mà phó thác cho nhà trường nên kết quả học tập của các em hạn chế...

Tại hội nghị tổng kết năm học 2019 - 2020, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, ngành giáo dục phải tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế vị trí xếp hạng. Từ đó, có giải pháp quyết liệt để khắc phục, thiếu cơ sở vật chất hay yếu đội ngũ giáo viên cũng cần làm rõ để tỉnh có chính sách đầu tư đúng mực cho giáo dục đại trà. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, ngành giáo dục và đào tạo phải đặt quyết tâm cao để nâng cao chất lượng giáo dục, với mục tiêu năm 2021, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh phải được cải thiện. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng khối THPT, mà khối tiểu học, THCS cũng phải được nâng cao.

Bao giờ bứt phá?

Muốn cải thiện vị trí xếp hạng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiển nhiên không phải “ăn xổi, ở thì” mà cần có chiến lược dài hơi. Cũng không phải cứ chăm chăm vào đối tượng cấp THPT để bồi dưỡng, rèn luyện rồi tiếp tục hy vọng và chờ đợi vào kết quả khả quan trong kỳ thi THPT hàng năm. Cần thiết trong lúc này là phải thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, từ giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đến THPT. Ngoài ra, cần xây dựng đề án phát triển giáo dục ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong buổi làm việc mới đây với tỉnh.

Hiệu trưởng các trường cũng phải có “cách làm riêng”. Chọn lựa đội ngũ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng chuyên sâu. Có nghĩa là, mỗi giáo viên chuyên tâm vào một môn và phụ trách các nội dung thi liền kề; đảm bảo sự kế tiếp có chọn lọc theo khả năng của học sinh. Phải có kinh phí động viên, hỗ trợ người dạy. Phải tổ chức dạy tốt các giờ chính khóa để đảm bảo chất lượng đại trà. Chất lượng đại trà không tốt thì bồi dưỡng học sinh giỏi khó có kết quả. Sau đó là nâng chất lượng dạy thêm học thêm nhưng tổ chức dạy nghiêm túc như học chính khóa. Các trường phải khắc phục tình trạng thừa và thiếu giáo viên cục bộ; khắc phục tình trạng học sinh học lệch, học tủ. Ngành giáo dục cần chỉ đạo quyết liệt việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn tiếng Anh, lịch sử ở các trường THPT, nhất là các trường khu vực miền núi, nông thôn, trường có điểm đầu vào thấp, nhằm từng bước nâng cao điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia...

Giáo dục đại trà cũng cần có chiến lược dài hơi như giáo dục mũi nhọn, ngoài việc mời giảng viên giỏi ở các tỉnh về bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, các trường THPT nên phối hợp với các trường đại học trong tỉnh để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, như thế sẽ “nhất cử, lưỡng tiện”. Cơ sở vật chất xây dựng trường lớp phải huy động nhiều nguồn và đẩy mạnh công tác xã hội hóa thì mới làm nên chuyện.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT, muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, vấn đề tiên quyết là phải đổi mới tư duy. Cần đầu tư cho giáo dục có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và cào bằng. Đồng thời, huy động nguồn đầu tư từ xã hội phù hợp với đặc điểm dân cư và tinh thần hiếu học vốn có của dân tộc. Đội ngũ giáo viên phải tâm huyết với nghề, thi đua dạy tốt. Học sinh nỗ lực phát huy truyền thống hiếu học. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục, rất cần sự chung tay của phụ huynh học sinh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị.

Để xứng tầm với vị thế một vùng đất học, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà kết hợp với chất lượng mũi nhọn, phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia và có giải quốc tế vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với giáo dục Thừa Thiên Huế. Không ngẫu nhiên khi Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vinh danh 347 học sinh xuất sắc ở các trường tại Quốc Tử Giám. Đây cũng là một hình thức đặc biệt để biểu dương hiền tài và khuyến khích học tập, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào dân tộc.

Bài: HUẾ THU - Ảnh: HỮU PHÚC

最近更新