【nhandinhkeonhacai】Kinh tế nông nghiệp phải gắn với thị trường, thích ứng hội nhập

Cúp C1 2025-01-10 18:52:52 39683

Hội nghị

Quang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7,ếnôngnghiệpphảigắnvớithịtrườngthíchứnghộinhậnhandinhkeonhacai khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ảnh: NNK

Ngày 27/11/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông).

Tam nông khởi sắc

Báo cáo tại hội nghị, ông Cao Đức Phát - Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan, an ninh lương thực được đảm bảo. Cụ thể, GDP ngành Nông nghiệp năm 2017 đạt 2,66%, quy mô GDP của ngành tăng gấp 1,25 lần so với năm 2008; công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh; 7,2 triệu lao động ở nông thôn được đào tạo...

Cùng với đó, trong 10 năm qua, Chính phủ đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, tổng ngân sách nhà nước đã đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn là 1,17 triệu tỷ đồng, trong đó riêng cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp là 415 nghìn tỷ đồng, đầu tư phát triển nông thôn 755 tỷ đồng.

Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn luôn tăng với tốc độ cao hơn mức bình quân của nền kinh tế. Tổng dư nợ cho vay ngành nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, huy động vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…

Với những nỗ lực đó, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm mạnh. “Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng 3,49 lần, từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 xuống còn 1,8 lần năm 2017…” - ông Cao Đức Phát nêu rõ.

Gian hàng nông nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng nông nghiệp tại khu triển lãm. Ảnh: NNK

Tuy nhiên tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, một số mục tiêu so nghị quyết đề ra có khả năng không đạt, còn những tồn tại, yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về tổ chức sản xuất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp…

Sản xuất nông nghiệp phải bắt đầu từ nhu cầu, từ thị trường

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống, đã làm chuyển mình nền nông nghiệp, làm thay đổi diện mạo nông thôn nước nhà và vai trò chủ thể của người nông dân ngày càng được khẳng định”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu rõ những điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam. Đầu tư nông nghiệp còn quá thấp. Số người làm nông nghiệp còn quá cao, chiếm 48%. Số doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số DN, trong đó chủ yếu là DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ. 90% hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu (XK)nguyên liệu thô, chưa qua chế biến… Đáng chú ý, xây dựng thương hiệu mới bước đầu chú trọng. Việt Nam với trên 90 ngàn sản phẩm nông nghiệp, chỉ có 15% là có thương hiệu nổi tiếng, còn nhiều sản phẩm khác chưa có thương hiệu.

"Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên đời sống của một bộ phận nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, thậm chí còn nhiều cơ cực. Do đó hôm nay tại hội nghị này, chúng tôi khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa cho vấn đề tam nông, để nâng cao hơn nữa đời sống người nông dân Việt Nam” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, cần chuyển từ tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp, hội nhập sâu rộng. “Thái độ của chúng ta với tam nông cần phải thay đổi, nhận diện rõ cơ hội thách thức, chuyển từ nông nghiệp thuần tuý sang nền kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường, thích ứng hội nhập; sớm khắc phục những tồn tại yếu kém trong nông nghiệp, áp dụng kỷ nguyên số 4.0 mạnh mẽ hơn” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng lưu ý, trước khi đặt vấn đề sản xuất để hạn chế tối đa được mùa, mất giá, phải thay đổi tư duy, cách làm, sản xuất nông nghiệp phải bắt đầu từ nhu cầu, từ thị trường, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, XK sang các thị trường mới, thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt cần chú trọng đến thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Đi liền với thị trường là vốn, do đó hệ thống ngân hàng tiếp tục cung cấp nguồn vốn tín dụng cần thiết vào nông nghiệp, nông thôn…

Đối với cơ quan nhà nước, địa phương, Thủ tướng yêu cầu, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật để tháo gỡ cho nhà đầu tư, DN, hợp tác xã và hộ nông dân khi sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ hơn nữa. Nhấn mạnh vai trò của DN, Thủ tướng cho hay, nông nghiệp Việt Nam không có DN, hợp tác xã bất thành công.

Khánh Linh

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/360f799337.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ

Lợi nhuận của Thủy sản số 4 tăng mạnh nhờ xuất khẩu vào Mỹ

Những tin nhắn hình chúc Tết 2022 Nhâm Dần

Lừa nâng cấp SIM để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý

Tôn vinh 85 “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” 2018

Cách chỉnh cỡ chữ iPhone trong Control Center

Hà Nội xử phạt 965,5 triệu đồng trong lĩnh vực thông tin điện tử và mạng xã hội

友情链接