当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi kèo vigo】Phụ nữ xã Khánh Hưng: Giảm nghèo từ đa canh

【soi kèo vigo】Phụ nữ xã Khánh Hưng: Giảm nghèo từ đa canh

2025-01-25 10:16:53 [La liga] 来源:88Point

Báo Cà MauTrong những năm qua, để phát triển kinh tế gia đình, chị em phụ nữ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng lúa, hoa màu, đậu xanh, các chị còn nuôi cá bổi thương phẩm, nuôi ếch, nuôi lươn trong bể xi-măng, nuôi heo an toàn sinh học.

Trong những năm qua, để phát triển kinh tế gia đình, chị em phụ nữ xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng lúa, hoa màu, đậu xanh, các chị còn nuôi cá bổi thương phẩm, nuôi ếch, nuôi lươn trong bể xi-măng, nuôi heo an toàn sinh học.

Sau khi tham quan mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH) ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, năm 2009, chị Việt Ngọc Sương, hội viên phụ nữ ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng mạnh dạn đầu tư mấy chục triệu đồng để xây chuồng trại nuôi heo. Ban đầu chị mua 2 con heo giống ở tỉnh Long An, với số tiền 7 triệu đồng về gây giống. Sau thời gian nuôi hiệu quả, chị dần dần phát triển đàn heo. Hiện nay, gia đình chị phát triển với quy mô 8 chuồng nuôi, trong chuồng có 7 con heo nái, 15 con heo tơ và 14 con heo con. Năm qua, gia đình chị Sương bán heo con, heo thịt được trên 170 triệu đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Mô hình nuôi ếch của gia đình chị Nguyễn Thị Vẹn, ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng.

Chị Sương cho biết, việc nuôi heo ATSH đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách nuôi heo thường. Ðiều quan trọng là phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: con giống sạch bệnh, tiêm ngừa bệnh từ heo mẹ đến heo con; cho ăn đúng liều lượng, sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên; người nuôi phải mặc áo, mang giày bảo hộ lao động... Nuôi đúng cách, heo sẽ mau lớn, không bệnh, được thương lái thu mua với giá cao. Gia đình chị Sương hiện đang chuẩn bị xây thêm chuồng để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Gia đình chị Nguyễn Thị Vẹn, cùng ấp Kinh Hãng B, lại có mô hình “mẫu” từ nuôi cá bổi. 3 năm trước gia đình chị chỉ biết sinh sống bằng nghề trồng lúa. Thấy độc canh cây lúa không thể giúp kinh tế gia đình phát triển, chị Vẹn tìm tòi, học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả trên sách báo, đài. Nhận thấy việc nuôi cá bổi thương phẩm phù hợp với gia đình nên chị mạnh dạn đầu tư vốn đào 4 ao nuôi cá bổi, với diện tích khoảng 2.500 m2 mặt nước. Chị thả giống với mật độ 20 con/m2, sau khoảng 6 tháng nuôi chị thu hoạch được 2,5 tấn cá, lợi nhuận trên 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, khi thấy việc nuôi ếch cũng dễ thực hiện, chi phí thấp, năm 2013 chị mua 200 con ếch giống về nuôi. Ðến nay, gia đình chị có tới 500 cặp ếch bố mẹ và 1.000 con ếch thịt. Từ việc nuôi ếch đem lại thu nhập cho gia đình chị mỗi năm vài chục triệu đồng. Hiện nay, chị Vẹn còn mạnh dạn nuôi thử nghiệm cá bống tượng.

Chị Vẹn chia sẻ: “Nhờ áp dụng nuôi đa con mà hiện nay đời sống gia đình tôi khá ổn định. Thu nhập cũng được cải thiện hơn so với trước. Con cái được học hành đàng hoàng”.

“Thông qua các mô hình sản xuất, đời sống kinh tế gia đình của chị em phụ nữ ở xã ngày càng được nâng cao, mức sống ngày càng được phát triển. Ðiều mà Hội LHPN xã rất phấn khởi, vui mừng là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đều giảm qua từng năm. Nếu như cuối năm 2010, số phụ nữ nghèo trên toàn xã là 613 hộ thì đầu năm 2014 có 58 hộ thoát nghèo. Nhiều gia đình chị em kinh tế thuộc loại khá, giàu ở địa phương, có thu nhập trên 150 triệu đồng/năm”, bà Trương Thanh Bình, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, vui mừng cho biết./.

Bài và ảnh: Ngọc Minh

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读