Sách cho ngày 21-6 năm nào cũng có và nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Năm nay,kết quả giao hữu u21 người yêu sách ngoài việc đọc những quyển sách mới, còn có cơ hội thưởng thức hàng trăm tác phẩm của các nhà báo tại Tuần lễ sách của Người làm báo, đang diễn ra tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh...
Quyển sách của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vừa ra mắt.
Tuần lễ sách của Người làm báo
Hoạt động này diễn ra từ ngày 17 đến 22-6, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây là lần đầu tiên một sự kiện tập hợp gần 300 tác phẩm của những nhà báo trong cả nước, viết trong những năm qua, mang đến cho độc giả bên cạnh những tác phẩm hay, còn hiểu thêm về công việc luôn đối mặt với khó khăn, thử thách và cũng lắm hiểm nguy của nhà báo. Không chỉ được thưởng thức đa dạng những tác phẩm, người đọc còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, để hiểu thêm về nghề báo, là cơ hội để những nhà báo họp mặt, chia sẻ kinh nghiệm, thắp truyền ngọn lửa đam mê nghề báo, chia sẻ về cuộc sống, trải nghiệm khi viết sách.
Đây còn là hoạt động tôn vinh sách và cổ vũ, phát triển phong trào đọc sách trong đội ngũ người làm báo nói riêng, người dân nói chung, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, văn hóa cho người làm báo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp phát động; khuyến khích nhà báo tham gia viết sách, chuyển tải đến bạn đọc những trang sách mang đậm hơi thở cuộc sống. Đây là hội sách đầu tiên của người làm báo, không chỉ có giá trị về nội dung mà còn có giá trị lưu trữ. Sách được trưng bày phần lớn sẽ được tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí minh, để phục vụ nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu...
Những quyển sách vừa ra mắt
Nhà báo Hồ Duy Sơn vừa ra mắt tập tản văn “Xin chào ngày nắng đẹp”, mang đến những câu chuyện vui tươi, đậm phong vị cuộc sống mà ông quan sát trong quá trình tác nghiệp, để lại nhiều cảm xúc. Những câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng chứa đựng sự yêu thương, thấm đẫm tình đất, tình người, để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc. Quyển tạp bút “Bắt đầu bằng để lại” của nhà báo Dương Thành Truyền cũng là quyển sách đáng đọc, vừa ra mắt. Với những câu chuyện nhẹ nhàng, thú vị về cuộc sống, về cái đẹp ở đời. Sự trải nghiệm và nhìn cuộc đời bằng sự tỉ mỉ, tác giả mang đến bức tranh đa dạng, sinh động về cuộc sống, giúp độc giả hiểu thêm những trăn trở của tác giả, để sẻ chia, để chiêm nghiệm, soi rọi chính mình, động viên nhau bước về phía trước.
Quyển hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, khắc họa quá trình công tác trong lĩnh vực báo chí của ông. Quyển sách gồm 4 phần, khắc họa con đường vào nghề, một số phóng sự nổi bật, các bài viết thuộc lĩnh vực lý luận báo chí và những bài của các nhà văn, nhà báo viết về ông. Là nhà báo đa tài không chỉ thành công ở lĩnh vực báo chí mà còn ở lĩnh vực văn chương. Những gì được thể hiện trong quyển sách này giúp độc giả hiểu một cách đầy đủ nhất về Huỳnh Dũng Nhân. Câu chuyện ông kể không nặng lý thuyết mà chú trọng thực tiễn, kinh nghiệm tác nghiệp, sẽ là những bài học nghiệp vụ báo chí hữu ích, đặc biệt là các nhà báo trẻ, nhà báo mê thể loại phóng sự.
“Đất và người Phương Nam” của nhà báo Trần Chánh Nghĩa, vừa ra mắt cách đây không lâu, cũng là một quyển sách khó bỏ qua. Sách có 2 tập: “Một thủa Saigon” và “Dấu chân xuôi ngược”. Những bài viết của tác giả về đất và người Nam bộ, cụ thể là những địa danh, điển tích, nhân vật, đôi khi là một huyền thoại gì đó hay một cụm từ dân gian hay dùng mà ít ai biết lai lịch của nó. Tác giả đã tìm đến cái cũ để làm mới với sự nâng niu, trân trọng và đầy trách nhiệm...
THẢO HƯƠNG