发布时间:2025-01-10 20:26:27 来源:88Point 作者:World Cup
Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng biển Tây Nam Luật Cảnh sát biển Việt Nam góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Công cụ hữu hiệu giúp quản lý biển đảo bằng pháp luật |
Cơ sở pháp lý nòng cốt
Việt Nam là quốc gia có lợi thế về biển,ậtCảnhsátbiểnViệtNamCơsởpháplýđểphốihợpthựcthiphápluậttrênbiểkết quả trận shanghai shenhua có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, tuy nhiên, hiện nay đang tiềm ẩn nhiều thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh, trật tự, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn quản lý, việc xây dựng hệ thống pháp luật quy định về công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ biển đảo, duy trì thực thi pháp luật trên biển giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng là vô cùng cần thiết.
Trước yêu cầu đó, thời gian qua Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chính quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng chức năng liên quan.
Cảnh sát biển tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân trên biển. |
Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Luật Hải quan 2014, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Quốc phòng 2018, Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động phối hợp giữa các lực lượng, trong đó có lực lượng Cảnh sát biển. Đặc biệt, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 được xây dựng và dành riêng Chương IV quy định rõ về phạm vi, nguyên tắc, nội dung phối hợp và trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong phối hợp hoạt động với lực lượng Cảnh sát biển. Các quy định nêu ra tại chương này nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc xảy ra trên biển, góp phần định hướng xây dựng mô hình, tổ chức phối hợp giữa các lực lượng khi phối hợp hoạt động với lực lượng Cảnh sát biển.
Để hướng dẫn thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Đặc biệt, Chương V, Nghị định 61/2019/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển trong nhiều mảng, lĩnh vực quản lý nhà nước trên biển, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của từng bộ; bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, để điều chỉnh hoạt động phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ NN&PTNT, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính... trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định...
Điển hình, tại Quyết định 65/2010/QĐ-TTg của Chính phủ đã ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Hay tại Quyết định 133/2002/QĐ-TTg Chính phủ ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát biển cũng đã trực tiếp ký kết nhiều kế hoạch, quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương như: Quy chế phối hợp số 10472/QC-TCHQ-BTLCSB giữa Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trên các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam...
Kết quả từ công tác phối hợp
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về công tác phối hợp, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan, đơn vị, lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công an, các cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh phối hợp, hiệp đồng trên các mặt hoạt động, các lĩnh vực thực thi nhiệm vụ, qua đó đã đạt được nhiều kết quả ghi nhận.
Cảnh sát biển, Hải quan, Công an phát hiện vụ vận chuyển ngà voi tang tại cảng Hải Phòng ngày 6/2/2023. Ảnh: T.Bình. |
Theo Thượng tá Lê Trần Trung, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển, lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đã trao đổi 37.780 tin liên quan đến bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên biển, tình hình tội phạm và phòng chống tội phạm, tìm kiếm cưu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời, tổ chứ huấn luyện 17 lớp với 1.105 lượt cán bộ, chiến sỹ và kiểm ngư viên về nghiệp vụ quan sát, trinh sát xác định mục tiêu, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các tình huống trên biển về chủ quyền biển đảo Việt Nam, pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan tới biển.
Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 24.458 lượt cho 7.280.000 lượt người dân làm ăn, sinh sống trên biển về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong quản lý, bảo vệ biển đảo và các quy định của Việt Nam, nước ngoài trong khai thác, đánh bắt thủy sản; những điều ngư dân Việt Nam cần biết khi đánh bắt thủy sản trong vùng đánh cá chung. Phối hợp phát hơn 2.250.000 tờ rơi, 15.000 cuốn sổ tay pháp luật, hơn 3.000 cờ Tổ quốc, 78.000 suất quà cùng thuốc chữa bệnh, áo phao, xăng dầu cho bà con ngư dân hoạt động trên biển.
Cũng theo Thượng tá Lê Trần Trung, lực lượng Cảnh sát biển đã chủ động, tích cực, tham mưu hiệu quả cho Bộ Quốc phòng phối hợp với các bộ, ngành chức năng, Chính phủ, Quốc hội triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới tổ chức, hoạt động phối hợp của các lực lượng trên các vùng biển Việt Nam nói chung, lực lượng Cảnh sát biển nói riêng; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền ạn, phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý đặc thù của từng lực lượng.
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam đã góp phần quan trọng cùng các lực lượng chức năng giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật, duy trì an ninh trật tự, an toàn trên biển. Theo đó, trong giai đoạn 2019-2023, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển đã phối hợp với lực lượng Biên phòng, Hải quan, Công an tổ chức hàng nghìn chuyến tuần tra, kiểm soát, phát hiện , bắt giữ, xử lý 4.490 vụ với 5.730 đối tượng buôn lậu gian lận thương mại; 987 vụ với 1.377 đối tượng tội phạm ma túy; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, phát mại tài sản nộp NSNN khoảng 1.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, với tinh thần chủ động, tích cực, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp thực hiện thành công hàng ngàn vụ cứu dân, cứu tàu nơi biển xa; cứu, kéo được 1.890 tàu, thuyền với 20.490 ngư dân gặp thiên tai, tai nạn trên biển; tìm vớt được 19 thi thể, lai dắt hàng nghìn tàu cá của ngư dân vào khu vực neo đậu a toàn…
Trung tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát Biển cho biết, sau gần 4 năm triển khai thi hành, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển.
Trong đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị Cảnh sát Biển với các đơn vị trong Quân đội cũng như các cơ quan chức năng của các ban, bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên biển đã được thực hiện chặt chẽ, có nền nếp và hiệu quả hơn, Trung tướng Bùi Quốc Oai nhấn mạnh.
相关文章
随便看看