【phan tich keo hom nay】Bảo vệ lao động Việt ở nước ngoài: Cần cánh tay đủ dài

时间:2025-01-11 21:51:03来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

bao ve lao dong viet o nuoc ngoai can canh tay du dai

Điều kiện sinh hoạt của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhiều khi không được như mong muốn. ​​Ảnh: ST.

TheảovệlaođộngViệtởnướcngoàiCầncánhtayđủdàphan tich keo hom nayo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm, Việt Nam đưa khoảng 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chính sách xuất khẩu lao động vẫn tiếp tục được đẩy mạnh thì việc cần có những cơ chế quản lý đủ mạnh như những cánh tay đủ dài để bảo vệ lực lượng lao động này đang ngày càng cấp bách.

Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt. Không thể phủ nhận XKLĐ đã giúp hàng vạn gia đình thoát nghèo, làm giàu, giúp diện mạo nhiều vùng quê thay da đổi thịt. Nhưng những bất cập trong việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc và những nguy cơ mà đối tượng lao động này gặp phải là một nút thắt cần tháo gỡ.

Hiện nay, lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài khá đông nên việc kiểm soát và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của lao động ở các thị trường là một yêu cầu cấp bách. Tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp, phạm pháp, gây rối trật tự, trộm cắp… diễn ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh lao động Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Cục Lãnh sự ( Bộ Ngoại giao) đã hướng dẫn, giúp đỡ cho các gia đình công dân xử lý hơn 100 vụ việc với những đối tượng bị bắt giữ tại nước ngoài, bị trục xuất do nhập cảnh trái phép hoặc trả về nước khi mãn hạn tù và gặp tai nạn rủi ro tại các nước. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) việc lao động vi phạm pháp luật tại nước sở tại không chỉ gây thiệt hại cho chính bản thân người lao động mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân, nhất là lao động chui khi xảy ra sự cố.

Hơn thế nữa, ngay cả đối với những trường hợp đã được XKLĐ thì quyền và lợi ích của những người lao động này cũng không được bảo đảm đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài. Không ít những trường hợp người lao động phải “kêu cứu” để được trở về nước. Điển hình phải kể đến những thị trường như Angola, Algeria, Ả Rập – Saudi… Đây là những thị trường mới, chi phí XKLĐ rẻ, thủ tục dễ dàng. Tuy nhiên, điều kiện làm việc ở những đất nước này lại rất tồi tệ, khiến lao động chịu nhiều rủi ro.

Theo chia sẻ của anh Đào Ngọc Cường (Lý Nhân, Hà Nam), anh sang Algeria từ tháng 7-2015 để làm công nhân xây dựng theo hợp đồng XKLĐ với một công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi đến Algeria, chủ sử dụng là công ty xây dựng Trung Quốc đã đánh đập, bỏ đói anh Cường cùng hàng chục lao động khác. Phải mất rất nhiều thời gian làm đơn kêu cứu lên Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria, cùng với đó người nhà nạn nhân mang đơn thư đi khiếu nại công ty tại Việt Nam lên các cơ quan có thẩm quyền, đến tháng 9-2015 anh Đào Ngọc Cường cùng các công nhân khác mới được về nước. “Tiền mất tật mang”, giấc mơ đi XKLĐ làm giàu của anh Cường và nhiều người khác tan biến và mang nợ vào thân.

Một thị trường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác phải kể đến Angola. Tại đây, đã có hàng trăm người Việt bỏ mạng do bị sốt rét ác tính và tai nạn lao động hoặc bị đánh chết, bị bọn cướp sát hại. Điều cay đắng hơn, để đưa được thi thể con mình về quê, gia đình nạn nhân đã phải bỏ ra hàng chục nghìn USD, bởi đây là thị trường lao động chưa được Chính phủ ký hiệp định hợp tác về phái cử lao động.

Còn rất nhiều thị trường lao động khác, người lao động Việt Nam đang là đối tượng bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động. Ngày càng có nhiều người lao động Việt Nam bị đối xử không công bằng, bị lạm dụng, bị bóc lột, cưỡng bức làm việc trong điều kiện tồi tàn, mức lương thấp. Thậm chí, có lao động bị thu giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khiến các quyền lợi chính đáng không được bảo vệ.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Tống Hải Nam, đa số lao động xuất thân từ vùng nông thôn, trình độ văn hóa và hiểu biết thấp, nhiều hạn chế về ngôn ngữ và chưa được đào tạo nghề, không được phổ biến về luật pháp và phong tục của nước sở tại nên khó hòa nhập với lối sống, sinh hoạt của chủ sử dụng lao động. “Nhiều lao động có trình độ văn hóa và ngoại ngữ hạn chế nên không thể gọi cảnh sát can thiệp, thậm chí có người gọi đến Đại sứ quán kêu cứu nhưng không nói được địa chỉ của mình…”, ông Tống Hải Nam chia sẻ.

Thiếu cơ chế bảo vệ

Hiện nay, việc đưa người lao động đi XKLĐ là một trong những hoạt động hấp dẫn khá nhiều các đối tượng tham gia. Những lợi ích trước mắt trong việc đưa người đi lao động khiến cho nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động này dù không có đủ khả năng. Hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan, không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Bởi vậy quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đã không được bảo đảm đầy đủ do nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi họ đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài.

Việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng XKLĐ trong thời gian qua tăng nhanh, khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, còn có tình trạng doanh nghiệp bán giấy phép XKLĐ khiến việc giám sát, theo dõi càng trở nên lỏng lẻo.

Theo đánh giá của một chuyên gia về lao động, hiện các cơ quan quản lý đang tỏ ra thiếu hiệu quả, chỉ cố gắng đẩy mạnh con số lao động ra nước ngoài, chưa có sự quan tâm, theo dõi sát sao hoạt động của doanh nghiệp và cam kết của doanh nghiệp đó với người lao động. Đến khi xảy ra sai phạm rồi các cơ quan quản lý mới biết. Khi thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bị đùn đẩy giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp bởi luật pháp cũng như hồ sơ pháp lý kí kết giữa doanh nghiệp với người lao động chưa nêu rõ cụ thể vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan. Chính sự lơi lỏng quản lý cũng như những “kẽ hở” trong chính sách, pháp luật về lao động di cư đang khiến người lao động phải trả chi phí cao, bị xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, bị về nước trước hạn, lâm vào nợ nần, không có khả năng chi trả, “vượt rào” để lưu vong, vi phạm quy định để bù đắp chi phí đã bỏ ra. Tình trạng “cò mồi”, phí bị biến tướng… cũng đang khiến người lao động có nhu cầu đi XKLĐ rơi vào thảm cảnh mất tiền mà không đi được hoặc bị đưa đi bất hợp pháp…

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Nguyễn Lương Trào, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để tránh trường hợp điều kiện công việc không như thỏa thuận, gây khó khăn cho người lao động.

“Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần thương thảo và ký kết hợp đồng có đủ các điều kiện rõ ràng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đúng theo pháp luật Việt Nam. Bản thân người lao động cũng cần tự giác nâng cao trình độ ngoại ngữ, tìm hiểu thật kỹ thị trường lao động mà mình sẽ tới”, ông Nguyễn Lương Trào cho biết thêm.

Ngoài ra, vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ lao động di cư tránh những rủi ro có thể xảy ra trong điều kiện có nhiều rào cản về pháp lý đối với hoạt động di cư tại cả nước phái cử và nước tiếp nhận là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phần lớn chưa được tổ chức Công đoàn trực tiếp bảo vệ. Do đó, vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam là cần sớm có giải pháp để bảo vệ lực lượng lao động làm việc ở nước ngoài. Trong đó, cần tăng cường hoạt động hợp tác với các nước tiếp nhận lao động trong việc bảo vệ quyền bình đẳng với lao động bản địa và lao động của các quốc gia khác. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin cho người lao động ở nước ngoài giúp cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết của người lao động được thuận tiện.

相关内容
推荐内容