【kèo ném biên】Vợ chồng hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh ở phố cổ Hà Nội giờ ra sao?
Hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh ở phố cổ
Đến phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm,ợchồnghơnnămsốngtrênnócnhàvệsinhởphốcổHàNộigiờkèo ném biên Hà Nội), chúng tôi không khó để gặp được ông Nguyễn Phùng Hải (88 tuổi). Bởi mỗi ngày, ông Hải đều đứng cạnh chiếc xe đạp tự chế ở góc con phố, đợi khách đến bơm vá xe.
Ông cho hay, chiếc xe đạp và cái bơm đã gắn bó với ông nhiều năm. Đối với ông, công việc bơm vá tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng đó là niềm vui tuổi già.
Nghe chất giọng hào sảng, trong trẻo của ông Hải khi nói chuyện, ít ai nghĩ người đàn ông này đã gần bước sang tuổi 90: "Tôi coi bơm vá xe đạp là công việc cũng là niềm vui tuổi xế chiều. Ra đường, ngắm phố phường, ngắm người qua lại thấy sảng khoái. Ở nhà chật hẹp, ngột ngạt, tôi thấy bí bách lắm".
Trước đây, con ngõ nhỏ phố Hàng Bạc chỉ có gia đình ông Hải ở. Sau này có thêm vài hộ nữa. Năm 1975, vì không muốn làm phiền gia đình, ông Hải tận dụng nóc nhà vệ sinh chung, tạo căn phòng để ở riêng một mình. Ông lợp mái, quây cót ép, giấy dầu để làm thành một căn phòng riêng biệt. Năm 1989 ông Hải và người vợ hiện tại, bà Nguyễn Thị Sâm, (78 tuổi) kết hôn. Vì có thêm người nên ông cơi nới rộng hơn.
Cầu thang lên phòng của ông Hải bà Sâm chật hẹp, hay trươn trượt khi trời mưa.
Suốt từ thời gian đó, ông và vợ sống trên nóc nhà vệ sinh chung. Sau này, gia đình ông có thêm 2 người con, cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn. Bốn người sống chung trong một căn phòng nhỏ bất tiện, khó khăn nhưng ông bà cũng đã cùng nhau vượt qua.
Ông gợi ý, muốn thăm nhà ông thì cứ đi thẳng vào trong ngõ, có vợ ông ở nhà. Căn phòng nằm ở tận cuối ngõ. Cầu thang đi lên dốc và ngắn, gây khó khăn cho người già.
Bà Sâm cho hay, trong ngõ có nhiều hộ gia đình, chỉ có nhà ông bà là sống ở trên nóc nhà vệ sinh và cũng là sân phơi ngày trước. Căn phòng rộng khoảng 10m2, được quây lại bằng cót ép. Tường đã bong tróc, ẩm mốc. Nóc tủ được tận dụng làm bàn thờ. Trong phòng có duy nhất một chiếc giường, còn lại bà trải chiếu ở dưới sàn đề nằm cho tiện. Mọi sinh hoạt gia đình đều ở trong căn phòng ấy.
Bà Sâm nấu ăn bằng chiếc bếp ga nhỏ kê sát tường. Mỗi ngày, ông bà đều phải tích cực dọn dẹp nhà vệ sinh để bớt mùi xông lên. Vào mùa hè, gia đình bà sống vất vả hơn nhiều vì mùi nhà vệ sinh bốc lên và nóng bức.
“Hồi lấy ông Hải, tôi chẳng nghĩ nhiều. Hồi xưa cưới hỏi đơn giản lắm. Được người ta mai mối ở tuổi 37, tôi không hề băn khoăn. Nhà chồng thế nào tôi cũng không biết, còn chưa từng về thăm. Lúc cưới về, tôi mới thấy hoàn cảnh nên hoảng quá. Nhưng lấy chồng thì phải theo chồng chứ biết làm sao?”, bà Sâm nói về nhân duyên với người chồng hiện tại.
Là người gốc La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), bà Sâm hiện còn nhiều chị em. Tuy nhiên, sau nhiều năm sống ở phố cổ, bà ít về quê. Thấy hoàn cảnh khó khăn của bà, các cháu rất thương.
Căn phòng chật hẹp, tấm chắn bên ngoài đã hoen gỉ.
“Các cháu đón tôi đến chơi, chăm sóc tôi như mẹ. Nhiều cháu thương tôi còn cho tiền, chăm sóc tôi ăn ngủ. Nghĩ về ngày xưa và cuộc sống hiện tại, tôi xúc động lắm. Thật may con cái đã trưởng thành, mọi người vẫn luôn đối xử tốt với mình nên tôi cũng được an ủi phần nào”, bà Sâm xúc động.
Mừng vì các con đã trưởng thành
Trước đây bà Sâm làm nhiều nghề để kiếm sống. Khi còn trẻ bà buôn bán rau, hoa quả. Sau này bà chuyển sang bán bún riêu, bán cháo ở đầu đường kiếm thêm thu nhập. Nhiều năm nay bà mắc bệnh xương khớp, đi lại khó khăn nên công việc phải dừng lại. Thu nhập cũng vì vậy chỉ trông vào việc vá xe của ông Hải và nhờ cậy các con.
Chiếc cầu thang nhỏ, dốc từ phòng của ông bà đi lại không thuận lợi. Mỗi lần xuống dưới vệ sinh, nấu nướng, bà Sâm phải đi ngược vì sợ chóng mặt ngã. Nếu không có việc gì quan trọng, bà chỉ ngồi trên nhà, nhìn ngó xung quanh.
Bà Sâm và ông Hải có 2 người con: 1 trai, 1 gái. Trước đây, gia đình 2 thế hệ sống chung. Nhưng hiện nay, cậu con trai đã lập gia đình, ra ở riêng. Con gái có công ăn việc làm ổn định, vẫn đang sống cùng ông bà.
Bà cho biết, con trai cũng có ý định đón bố mẹ về ở cùng nhưng ông bà không muốn phiền con. Vả lại, con gái của bà vẫn chưa lập gia đình, còn đang sống cùng bố mẹ nên bà muốn ở cạnh, lo lắng cho con.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bà luôn tự hào vì các con ngoan ngoãn chăm chỉ. Hiểu được tấm lòng của cha mẹ, con cái bà chưa từng than khổ, trách cứ lời nào. Đối với bà, sự cố gắng, nỗ lực của các con để có công ăn việc làm như ngày hôm nay là điều khiến bà tự hào nhất.
“Giờ tôi chỉ mong con gái tìm được tấm chồng như ý. Tôi luôn mặc cảm gia đình khó khăn và cũng lo con gái vì chuyện này mà khó kiếm người yêu. Nhưng lúc nào tôi cũng khuyên con không nên giấu hoàn cảnh của mình. Chỉ có như vậy con mới tìm được người thực lòng yêu thương”, bà Sâm chia sẻ.
Hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh ở phố cổ Hà Nội, ông Hải, bà Sâm gần như đã chấp nhận số phận. Giờ đây, điều ông bà mong mỏi nhất là đời con cái của mình sẽ khác.
“Tôi cũng mơ ước được như người ta, được nương nhờ vào con cái. Nhưng cuộc sống mà, tính sao được nhiều. Mình có khổ cũng được nhưng hi vọng đời con mình bớt khổ. Tôi mong các con mỗi ngày một tốt lên, kinh tế vững hơn. Chỉ có như thế vợ chồng tôi mới vơi bớt nỗi lo, yên tâm tuổi già”, bà Sâm trải lòng.
Người mẹ trẻ đến ăn bánh xèo, bỏ lại con 3 tuổi cho chủ quán già
Ăn xong đĩa bánh, người mẹ trẻ lẳng lặng rời đi, bỏ lại đứa con chưa tròn 3 tuổi. Thương bé gái bất hạnh, vợ chồng nghèo chắt chiu từng đồng để chăm nuôi như cháu ruột.本文地址:http://app.marimbapop.com/news/362a798735.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。