【abha vs】Khó tìm việc làm, người trẻ Trung Quốc nhận dắt chó dạo, bán hàng rong
Họ trở thành tâm điểm của những trò đùa trên mạng xã hội khi giá thuê thường là miễn phí hoặc phải trả rất ít tiền. Họ nhận làm từ việc dắt chó đi dạo,ótìmviệclàmngườitrẻTrungQuốcnhậndắtchódạobánhàabha vs cho mèo ăn cho đến chụp những bức ảnh đẹp bằng điện thoại thông minh.
Điều đặc biệt là ngày càng có nhiều sinh viên đăng quảng cáo để tìm người muốn sử dụng dịch vụ của họ.
Một lời xúc phạm nhẹ nhàng thậm chí đã được viết ra để mô tả những sinh viên này - “ngu ngốc một cách trắng trợn” - đề cập đến sự nhiệt tình của họ khi làm những công việc tầm thường.
Một trong những công việc phổ biến nhất được sinh viên đại học nhận làm là dắt chó đi dạo. Trên mạng xã hội, nhiều người nuôi chó hài hước chia sẻ video cho thấy những chú chó của họ kiệt sức sau khi bị nhiều nhóm sinh viên đại học dắt đi dạo trong một ngày.
Mới đây, Luo Xiyu, một sinh viên Đại học Tứ Xuyên, nhận công việc dắt chó đi dạo 1 tiếng mỗi ngày. Cô chia sẻ với tờ Sixth Tonerằng cử nhân dắt chó đi dạo là một “lựa chọn tự nhiên” cho cả người nuôi chó và cử nhân.
“Nó giải quyết hai vấn đề cùng một lúc. Một là cho những người nuôi chó hầu như không có thời gian để dắt chó đi dạo, hai là cho các cử nhân yêu chó mà không thể tự nuôi một con”, Luo nói.
Trên nền tảng phong cách sống Xiaohongshu, cụm từ “cử nhân dắt chó đi dạo” đã thu hút hơn 26 triệu lượt xem. Bên cạnh việc dắt chó đi dạo, các sinh viên cũng sẵn sàng làm các công việc như cho mèo ăn và hướng dẫn viên du lịch.
Trên ứng dụng Xianyu, các sinh viên thể hiện yếu tố “đang là sinh viên” của họ một cách nổi bật trong bài quảng cáo.
Hầu như người thuê đều phản hồi rất tích cực khi thuê sinh viên làm những việc này. Chẳng hạn, sinh viên làm hướng dẫn viên du lịch được khen ngợi vì đứng xếp hàng giúp khách tại các nhà hàng đông đúc, trong khi những người cho mèo ăn được khen ngợi vì chăm sóc mèo tốt.
Một công việc phụ khác mà sinh viên thường được thuê là chụp những bức ảnh đẹp bằng điện thoại thông minh cho mọi người, thường là khách du lịch nữ. Một cư dân mạng gần đây đi du lịch Vân Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của cô về việc trả cho 2 sinh viên 10 nhân dân tệ (gần 33 nghìn đồng) cho mỗi bức ảnh vì chồng cô không chụp được bức ảnh nào ưng ý cho cô.
“Sau 8 ngày, chồng tôi không chụp được bức ảnh nào có thể cho người khác xem… Những bạn trẻ này đúng là trời cho” - cô viết.
Trên mạng, có 2 câu chuyện cười nói rằng ngay cả khi bạn có một không gian nhỏ chỉ rộng 2m2, bạn vẫn có thể cho một sinh viên thuê. Một câu chuyện khác khẳng định, các công ty không thể tuyển dụng lao động nhập cư với mức lương hàng tháng là 3.000 nhân dân tệ, nhưng có thể tuyển dụng cử nhân với mức lương tương tự.
Đối mặt với một thị trường việc làm khó khăn, người tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đang ngày càng khám phá những con đường sự nghiệp thay thế, bao gồm cả bán hàng “rong” và bán kiến thức “rong” trên đường.
Ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, thay vì chuyển sang bán đồ ăn đường phố như một số thanh niên đã làm, một số cử nhân chọn bán kiến thức “rong” trên đường.
Trên ứng dụng Xiaohongshu, các cử nhân chia sẻ kinh nghiệm bán kiến thức trên đường phố, bao gồm xem bói bài, tư vấn sức khoẻ tâm thần và tư vấn pháp luật.
Hiện tượng này lần đầu tiên thu hút sự chú ý của dư luận vào tháng 5, khi một cử nhân ngành Khoa học chính trị của Trường Đại học Kinh tế London chia sẻ bức ảnh anh đang cung cấp “dịch vụ tư vấn khoa học chính trị” trực tiếp trên đường phố. Các chủ đề cụ thể gồm có: quan hệ Nga – Ukraine, chủ nghĩa dân tuý…
Mặc dù không rõ bức ảnh với chú thích “tự hạ thấp bản thân” này có nghiêm túc hay không nhưng nó vẫn làm dấy lên các cuộc thảo luận trên mạng xã hội.
Ông Qian Jing, giáo sư tâm lý học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho rằng việc bán kiến thức trên đường phố có thể là một cách ý nghĩa để người trẻ tương tác với xã hội và giảm bớt áp lực.
“Thật thoải mái về mặt tâm lý khi biết rằng những kiến thức bạn học được có thể giải thích những vấn đề thực tế cho người khác, và có những người sẵn sàng trả tiền để nghe” – ông Qian nói.
Nữ thạc sĩ Li Bingqian, 25 tuổi từng thử bán kiến thức rong ở thành phố Thâm Quyến hồi tháng 1. Cô cung cấp dịch vụ viết tay và viết thư pháp theo yêu cầu. Li cho biết cô thích sự linh hoạt của công việc và tin rằng nó phù hợp với những người trẻ đang tìm kiếm sự độc lập tài chính bằng các công việc bán thời gian.
Sau khi kiếm được 2.400 tệ trong vòng 7 ngày, nhà sản xuất video này lại có kế hoạch bán rong tiếp vào năm tới. Cô không cảm thấy xấu hổ về công việc bán thời gian của mình. Gia đình và bạn bè cô cũng rất ủng hộ.
“Thật tuyệt khi có cơ hội gặp gỡ nhiều người và hiểu rõ hơn về xã hội” - Li nói.
相关推荐
- Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?