游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:43:10
TheựcphẩmDNcầnápdụngquytrìnhsảnxuấttốkết quả bóng đá benficao ông Phạm Đình Thưởng – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), điều kiện đầu tiên để XK thực phẩm là DN phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam về thực phẩm như đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác có thể gây hại đến sức khỏe. Ngoài ra phải đáp ứng quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh, quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm, quy định về bảo quản thực phẩm.
Điều kiện thứ 2 là đáp ứng các quy chuẩn quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm do 3 Bộ Y tế, Bộ NN & PTNN và Bộ Công Thương ban hành.
“Hiện Việt Nam đã kí kết các bản ghi nhớ về kiểm tra giám sát ATTP và kiểm dịch động thực vật, nông sản, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm y tế … với Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Đối với thủy sản, Việt Nam có thỏa thuận quốc tế về thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các quốc gia là: Trung Quốc, Pháp, Campuchia, Canada, Thái Lan, Hàn Quốc, Myanma, Siera Leone”, ông Phạm Đình Thưởng cho biết.
Phó GĐ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam (Bộ NN & PTNN) Lê Thanh Hòa cho biết đối với thị trường XK là các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản … đòi hỏi chất lượng sản phẩm thường rất cao, kiểm soát NK thông qua chuỗi, xu thế bảo hộ nên các quy định về SPS rất cao.
Đơn cử như XK rau quả sang EU có thời điểm đạt 600.000 tấn/năm nhưng do những vi phạm về chất lượng ATTP của một số DN nên đang giảm sút mạnh từ 2012. XK mật ong sau thời gian bị cấm thì vừa được cấp phép trở lại vào tháng 3-2013 nhưng vẫn khó khăn do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về giám sát an toàn cũng như kiểm soát dư lượng các chất, nhất là chất Carbenzamin.
Theo ông Lê Thanh Hòa, thuận lợi khi XK thực phẩm của DN Việt Nam là chi phí lao động thấp và sản xuất nhỏ, điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi đồng thời đã cơ bản hoàn thiện hệ thống các quy định về ATTP. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn do năng lực hạn chế của các DN, thiếu chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường, thiếu quy hoạch phát triển từng ngành và sản xuất chế biến, thiếu cơ chế phối hợp giữa DN và nhà quản lý trong các kênh thông tin.
Ông Lê Thanh Hòa đề xuất để khai thác và xâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện có, DN Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, các quy trình chứng nhận theo yêu cầu của thị trường, sản phẩm hữu cơ (GlobalGap, NOP, JAS, HACCP …), nhân rộng tìm kiếm đưa vào sản xuất các giống có chất lượng, nâng cao năng lực và nhận thức của các DN về các quy định ATTP, quy định về kiểm dịch động thực vật.
Bên cạnh đó, DN cũng cần áp dụng phương thức hợp tác giữa DN và người sản xuất nhằm đảm bảo an toàn trong chuỗi sản xuất, chuyển từ sản xuất thô sang sản phẩm có giá trị gia tăng và cải tiến bao bì mẫu mã theo thị trường.
Duy Quang
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接