游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:54:55
Hé lộ định hướng sửa đổi Nghị định 20 về chống chuyển giá | |
Cần luật hóa vấn đề chống chuyển giá trong thu hút FDI | |
Cần thành lập tổ công tác liên Bộ chuyên trách chống chuyển giá | |
Chống chuyển giá: Cần nhất quán quy định tại Nghị định 20 và Luật Quản lý thuế (sửa đổi) |
Hiện nay,áplýchặtchẽđểchốngchuyểngiátỉ số mu vs liver câu chuyện về chuyển giá đang diễn ra khá phức tạp. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về hành vi này?
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, các giao dịch xuyên quốc gia của các chủ thể kinh tế giữa công ty mẹ, công ty con, các công ty trong cùng một tập đoàn, các công ty có sở hữu đan xen ngày càng diễn ra nhiều, thường xuyên. Đó là xu hướng kinh doanh bình thường, đặc biệt trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Các giao dịch mua bán hàng hóa, công nghệ, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, cung cấp các dịch vụ trong các chủ thể trên được hiểu là giao dịch liên kết. Nếu các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên kết với giá cả bất bình thường để chuyển lợi nhuận giữa các bên có quan hệ liên kết nhằm lách thuế và trốn thuế thì đó được coi là hoạt động chuyển giá. Hoạt động này là vi phạm pháp luật.
Những giao dịch chuyển giá thực hiện hành vi lách thuế, trốn thuế thường phát sinh nhiều hơn trong các giao dịch liên kết xuyên quốc gia (tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI với công ty mẹ hoặc công ty cùng một tập đoàn ở nước ngoài). Song, cũng có thể xảy ra trong các giao dịch liên kết giữa các công ty trong hệ thống liên kết nội địa. Các công ty thực hiện hoạt động chuyển giá giữa các công ty có mức thuế thu nhập khác nhau hoặc đang được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp để trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Hiện công tác chống chuyến giá với giao dịch liên kết đã được ngành Thuế chú trọng và “luật hoá” bằng một chương riêng tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Ông đánh giá như thế nào về nội dung này?
Trước hết phải nhìn nhận, Luật Quản lý thuế số 38 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, quy định mới phù hợp với hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhằm đáp ứng được yêu cầu cải cách thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế cũng như cho cơ quan quản lý thuế. Qua đó, góp phần tạo hành lang thông thoáng, minh bạch và công bằng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Một trong những điểm đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đó là các quy định liên quan đến giao dịch liên kết để chống chuyển giá. Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 42 của Luật Quản lý thuế số 38 đã nêu ra ba nguyên tắc kê khai xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết. Đó là: Giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để xác định nghĩa vụ thuế; giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế; người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro thấp được miễn thực hiện quy định và được áp dụng cơ chế đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Bên cạnh đó, để quản lý hoạt động chuyển giá, cần phải có “chế tài” xử phạt đủ sức răn đe. Trên cơ sở này, Luật Quản lý thuế số 38 quy định cơ quan Thuế có quyền ấn định thuế đối với trường hợp không đăng ký, không khai nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu hoặc khai thuế không chính xác, trung thực... Đặc biệt, doanh nghiệp có thể bị phạt 20% tính trên số tiền khai thuế hoặc số tiền khai tăng nếu được miễn, giảm, hoàn trong trường hợp đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng khác với số liệu của cơ quan quản lý thuế khi thanh, kiểm tra. Thậm chí, với trường hợp được xác định là hành vi trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu, doanh nghiệp còn bị phạt từ 1-3 lần số tiền thuế trốn. Điều đó cho thấy, các quy định này rất “nặng” với doanh nghiệp vi phạm. Không chỉ vậy, doanh nghiệp phải hiểu rằng, nếu đã bị phạt vì vi phạm, sau này sẽ hay bị thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Theo tôi đánh giá, những nguyên tắc về chống chuyển giá được quy định tại Luật là phù hợp với nguyên lý và khuyến cáo của Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế OECD. Những quy định này cho thấy nỗ lực của Chính phủ và cơ quan Thuế Việt Nam trong việc quản lý hành vi trốn thuế thông qua hoạt động chuyển giá. Điều này cũng cho thấy, cơ quan Thuế đang đi đúng hướng khi áp dụng những nguyên lý của OECD về quản lý hoạt động chuyển giá.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế chắc chắn sẽ là điều không đơn giản với cơ quan Thuế bởi hành vi gian lận, chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Theo ông, cơ quan Thuế cần phải làm những gì?
Muốn chống chuyển giá, cơ quan quản lý phải làm rõ có phải cứ có giao dịch liên kết là chuyển giá hay không. Bởi về bản chất, tất cả các giao dịch liên kết của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia là những giao dịch bình thường vì giữa những công ty trong cùng tập đoàn, công ty mẹ-con thường có hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ với nhau. Tuy nhiên, nếu những hành vi giao dịch liên kết đó có dấu hiệu đẩy giá mua vào cao lên, giá bán ra thấp xuống, khiến lợi nhuận giảm, thậm chí không có lợi nhuận để không phải chịu thuế thì đó là hoạt động chuyển giá. Điều này là vi phạm pháp luật và làm tổn thất ngân sách nhà nước.
Việc Luật cho phép cơ quan quản lý nhà nước thấy hiện tượng bất thường trong các giao dịch liên kết thì hoàn toàn có quyền áp giá của những giao dịch tương đồng trên thị trường, từ đó tính toán được phần lợi nhuận chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo ra sự công bằng giữa những công ty có giao dịch liên kết với công ty khác.
Muốn vậy, bắt buộc cơ quan quản lý thuế phải có một cơ sở dữ liệu thông tin giá cả được cập nhật thường xuyên, liên tục với các nước, nhất là những nước có tập đoàn đa quốc gia, công ty mẹ đóng trụ sở, và có quan hệ thương mại với Việt Nam. Hay nói cách khác, cơ quan Thuế cần phải xây dựng hệ thốngdữ liệu xuyên quốc gia, hợp tác với Chính phủ các nước nhằm thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, trong đó có giá cả và thị trường.
Bên cạnh đó, phải nêu cao đạo đức công chức, người thực thi nhiệm vụ phải trung thực, trong sáng, minh bạch, không trục lợi. Đó cũng là lý do mà Luật Quản lý thuế 38 cũng đã có quy định “nghiêm cấm hành vi thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế”.
Với thời đại công nghệ 4.0 cùng với Luật Quản lý thuế số 38 và các công cụ mà Bộ Tài chính đang có, tôi tin rằng công tác chống chuyển giá thời gian tới sẽ đạt được kết quả tốt.
Xin cảm ơn ông!
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接