【lịch đá bóng ngày mai】Nguy cơ, sự cố hóa chất: Tăng giải pháp để ứng phó tốt

Chủ động ứng phó

TheơsựcốhóachấtTănggiảiphápđểứngphótốlịch đá bóng ngày maio thống kê, lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam đang tập trung tại các nhà máy của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Với đặc tính của nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm là tính oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp, tính độc hại đến môi trường nên khi xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy nổ rất nguy hiểm.

các loại chất có tính độc hại cao, một khi xâm nhập vào môi trường sẽ là tác nhân vô cùng nguy hiểm gây hủy hoại hệ sinh thái trong tự nhiên
Các loại chất có tính độc hại cao, một khi xâm nhập vào môi trường sẽ là tác nhân vô cùng nguy hiểm gây hủy hoại hệ sinh thái trong tự nhiên

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, nhiều loại hóa chất khác nhau, tiềm ẩn những mức độ nguy cơ sự cố hóa chất khác nhau. Sự cố đơn giản nhất là vương vãi hóa chất. Đối với một số loại hóa chất có tính độc hại, tính khuếch tán, phát tán lớn thì việc vương vãi hóa chất hết sức nguy hiểm, đặc biệt đối với hóa chất có thể tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường gây ngộ độc cấp tính hoặc là mãn tính, đấy là một trong những sự cố hóa chất thường gặp nhất và đơn giản nhất.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất của nước ta đã được ban hành tương đối đầy đủ với Luật Hóa chất và các quy định pháp luật liên quan đã tạo hành lang pháp lý doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất phải tự chịu trách nhiệm thực thi. Trong đó, Luật Hóa chất đã quy định hoạt động hóa chất là một trong những hoạt động có điều kiện và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về an toàn cho con người và đảm bảo về môi trường.

Tại nhiều cơ sở sản xuất, tính chuyên nghiệp đã được đề cao trong mọi khâu giám sát chặt chẽ mọi hóa chất nguy hiểm; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, bố trí đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, lắp đặt các hệ thống xử lý, vận hành đúng chế độ, bảo đảm các quy định về nước thải, khí thải, chất thải rắn… “Tuy nhiên vẫn còn tình trạng doanh nghiệp (DN) chủ quan, lơ là, thụ động chỉ chú trọng quan tâm thật sự sau khi sự cố xảy ra. Vi phạm phổ biến là chưa thực hiện việc xây dựng biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố; chưa tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất; chưa xây dựng được nội quy an toàn hóa chất cho cơ sở sản xuất, sắp xếp hóa chất trong kho chưa đảm bảo an toàn theo đúng các quy định hiện hành”- ông Thanh cảnh báo.

Là một trong những DN có sự chủ động trong phòng tránh, ứng phó với nguy cơ sự cố hóa chất, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phân đạm và hóa chất Hà Bắc - cho biết, trong quá trình sản xuất công ty phải lưu trữ và sử dụng rất nhiều hóa chất, trong đó có một số sản phẩm hóa chất độc hại, không nguy hiểm như lưu huỳnh, amiac, axit sulfuric… để phục vụ cho sản xuất sản phẩm của công ty. Những hóa chất này nếu rò rỉ ra bên ngoài nó sẽ gây độc hại, rất nguy hiểm với con người và môi trường. Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Hóa chất thì DN cũng thực hiện nghiêm túc Luật An toàn vệ sinh lao động và Luật Phòng cháy, chữa cháy bởi nếu rò rỉ hóa chất ra bao giờ cũng sẽ kèm theo cháy nổ.

Từ góc độ địa phương, ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - thông tin, Hà Nội có dân số đông, quy mô diện tích rộng, số lượng cơ sở sản xuất nhiều, tập trung tại 8 khu công nghiệp, 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, rất nhiều làng nghề và nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất trong nội thành. Hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố diễn ra trên quy mô rộng và sâu ở cả ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, buôn bán, thậm chí còn có các vị trí làm kho trung chuyển từ các tỉnh vùng Thủ đô Hà Nội.

Ý thức được điều đó nên sau khi có Luật Hóa chất và hướng dẫn từ các nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Công Thương, Hà Nội đã triển khai xây dựng kế hoạch, chương trình từng năm để thực hiện tốt nhất về phòng ngừa, ứng phó với các sự cố hóa chất. Từ đó đưa ra được những kịch bản để các cơ quan chuyên môn, lực lượng chuyên trách nắm bắt và ứng phó với từng tình huống sự cố hóa chất một cách chủ động khi thực tế xảy ra.

Sửa đổi Luật hóa chất là cần thiết

Theo Cục Hóa chất, trách nhiệm của DN là rất lớn trong việc phòng ngừa và xử lý sự cố hóa chất. Trước hết DN phải nhận thức và có chiến lược lâu dài để đảm bảo an toàn theo như tinh thần của khẩu hiệu “An toàn là số một”, bởi an toàn đồng hành với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, người đứng đầu DN phải là người có nhận thức cao nhất trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp về an toàn hóa chất và đảm bảo sức khỏe, môi trường.

Riêng đối với Hà Nội, ông Đàm Tiến Thắng nhấn mạnh, năm 2022, thành phố sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý của từng cấp từ thành phố, các Sở, ngành đến quận, huyện trong việc quản lý các loại hóa chất lưu trữ, sử dụng trên địa bàn. Trong những năm tiếp theo, mục tiêu là đưa hoạt động quản lý hóa chất của thành phố theo hướng thực chất hơn, chuyên sâu hơn và ngăn ngừa được các sự cố hóa chất có thể xảy ra. Đặc biệt chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức về sản xuất hóa chất, an toàn hóa chất cho các DN và hộ kinh doanh hóa chất nhỏ lẻ.

Về phía DN, ông Nguyễn Văn Dũng cho rằng, yếu tố mấu chốt giúp giảm thiểu các sự cố hóa chất có thể xảy ra tại DN chính là công nghệ trong lưu trữ, vận chuyển và sử dụng hóa chất. “Mặt khác, không thể loại bỏ hết hóa chất trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, phát triển sẽ có những loại hóa chất ít độc hại hơn. Do vậy các cơ quan Nhà nước cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin về việc ứng dụng các loại hóa chất ít độc hại hơn giúp định hướng DN kịp thời thay thế trong sử dụng để có thể an toàn, thân thiện hơn trong sản xuất”- ông Dũng đề xuất..

Từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Văn Thanh nhìn nhận, sau 13 năm thực thi, Luật Hóa chất đã phát huy hiệu quả nhất định, hệ thống pháp luật về hóa chất dần dần được hoàn thiện. Nhiều quy định của Luật Hóa chất đến nay vẫn có giá trị trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có thể nói cho đến bây giờ, Luật cũng đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý, không còn phù hợp với diễn biến thực tiễn trên thị trường và các thông lệ quốc tế, do đó cần có những thay đổi, bổ sung các quy định về quản lý hóa chất. “Trong năm 2021 Cục Hóa chất đã rà soát về cơ bản những quy định pháp luật về quản lý hóa chất: quy định nào nên giữ lại, quy định nào nên đổi mới, cải tiến, bổ sung; dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ tham mưu Chính phủ để trình Quốc hội đưa vào chương trình sửa luật năm 2023 - 2024”- ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.

Bên cạnh việc rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý hóa chất, Cục Hóa chất cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng hóa chất.

Theo Cục Hóa chất, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 52.000 loại hóa chất đang lưu hành, sử dụng, chưa kể các loại hóa chất này kết hợp với nhau thành những loại hóa chất hỗn hợp trong khi công tác quản lý hóa chất rất phức tạp, cần phải có trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Do đó, trong quá trình tham mưu sửa đổi, bổ sung Luật Hóa chất, Cục Hóa chất đang đề xuất xây dựng một mạng lưới tư vấn kỹ thuật hỗ trợ các DN quản lý hóa chất tốt nhất, hỗ trợ các cơ quan quản lý kiểm tra và thực thi các quy định pháp luật quản lý hóa chất.
World Cup
上一篇:Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
下一篇:Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa