Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết. Ảnh: Q.H Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng,Đềnghịlàmrõthủtụcgiảiquyếtkiếnnghịcủađơnvịđượckiểmtoáka bd về khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại của kiểm toán nhà nước, dự thảo luật chưa quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong việc giải quyết kiến nghị của các đơn vị kiểm toán đối với báo cáo của kiểm toán nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán. Đại biểu Tuyết dẫn chứng, Điều 79, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm toán nhà nước quy định: "Căn cứ Luật khiếu nại, Tổng kiểm toán nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại", trong khi đó, Luật khiếu nại hiện hành chưa quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại của đơn vị kiểm toán trong hoạt động kiểm toán. "Dự thảo luật cần quy định rõ, cụ thể về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong luật này, để tạo căn cứ pháp lý thực hiện và bảo vệ quyền của đơn vị được kiểm toán", đại biểu nhấn mạnh. Còn đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng, bố cục của dự thảo luật chưa hợp lý. Cụ thể, Chương I quy định chung, nhưng chưa quy định cụ thể kiểm toán có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? nhưng Chương II lại quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động kiểm toán nhà nước và Chương III mới quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước… Đại biểu đề nghị sắp xếp bố cục dự thảo luật cho hợp lý theo hướng, quy định những vấn đề chung, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoạt động kiểm toán, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đảm bảo hoạt động, xử lý vi phạm và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo... Đại biểu Nam cũng đề nghị rút ngắn thời gian một lần kiểm toán còn 45 ngày thay vì trước đây đề nghị 60 ngày; tăng khoảng cách kiểm toán 2 năm lên 3 năm một lần... Về các đơn vị kiểm toán theo quy định Điều 68, Khoản 10 của Luật, đại biểu Nam đề nghị cân nhắc quy định đối tượng kiểm toán là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. “Hiện nay loại hình công ty cổ phần được nhà nước khuyến khích, việc luật quy định kiểm toán đối với doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước mà không phân biệt là nhà nước có nắm giữ cổ phần chi phối hay không sẽ không khuyến khích việc chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần", đại biểu nói. Theo dự thảo Luật doanh nghiệp sáng nay vừa thông qua tại Quốc hội, chỉ có doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới gọi là đối tượng của kiểm toán nhà nước, đại biểu Nam đề nghị kiểm toán cả các doanh nghiệp cổ phần mà có phần vốn của Nhà nước. Về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho rằng, ở các nước đều chú ý đến những điều kiện để đảm bảo cho Tổng Kiểm toán nhà nước hoạt động độc lập. Ví dụ, như độc lập về kế hoạch kiểm toán, độc lập về tổ chức và nhân sự, độc lập về ngân sách, trong đó có quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước. Thông thường ở nhiều nước, nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước không trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội và Chính phủ, thường kéo dài hơn. Ví dụ như ở Hoa Kỳ nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 15 năm, ở Nga là 6 năm, ở Nhật là 7 năm, ở Úc, Áo lên đến 12 năm... "Dự thảo luật quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 5 năm để phù hợp với nhiệm kỳ của Quốc hội thì có đúng không?. Tôi cho là chưa phù hợp, bởi vì thời điểm bổ nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước cũng như khi Tổng Kiểm toán nhà nước đủ tuổi về hưu theo quy định thì cũng không trùng với nhiệm kỳ Quốc hội", đại biểu nói. Đại biểu đề nghị, để đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán nhà nước cần giữ nguyên như quy định của luật hiện hành, theo đó, nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 7 năm./. Hồng Chi |