【kết quả venados】Cha mẹ phải thường xuyên trò chuyện cởi mở với con
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:22:09 评论数:
TS. Nguyễn Thanh Hùng
* Theẹphảithườngxuyêntròchuyệncởimởvớkết quả venadoso ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm trong học sinh?
Trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp với triệu chứng rất đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải. Theo nhận định của các nhà khoa học, “bệnh trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa những yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học”. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được việc xác định nguyên nhân chính xác của trầm cảm, tuy nhiên trên bình diện chung, trầm cảm thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất là yếu tố di truyền, mặc dù ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm, sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường. Thứ hai là yếu tố về giới tính. Những nguyên nhân khác là căng thẳng kéo dài, tác động của một số bệnh lý, do trải qua những sự kiện chấn động, do mất ngủ thường xuyên, tâm lý bi quan, yếu tố văn hoá - xã hội…
* Theo ông, cha mẹ cần làm gì để con cái không rơi vào tình trạng trầm cảm?
Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở thiếu niên khác so với người lớn. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy cảnh giác trước những thay đổi của con mình như: thay đổi về hành vi, thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, tâm trạng, các biểu hiện khác thường trong giao tiếp, đặc biệt khi những thay đổi này có khoảng thời gian kéo dài.
Các bậc phụ huynh hãy quan sát và lắng nghe một cách nghiêm túc nếu con nói hoặc nghe bạn bè của con nói về ý định tự tử. Đó là dấu hiệu của trầm cảm. Nếu phụ huynh nghi ngờ con mình bị trầm cảm (không dừng lại ở cảm giác buồn bã nhất thời ở con) thì hãy đưa các em đi khám bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, phụ huynh hãy giúp con theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời, báo ngay cho bác sĩ biết tình trạng của con sau thời gian điều trị không thấy thuyên giảm.
Cha mẹ nên gần gũi, quan tâm, trò chuyện với con. Ảnh: Phan Thành
Gia đình nên có thói quen ổn định trong việc ăn uống, tập thể dục và ngủ nghỉ, qua đó tạo cho trẻ môi trường tốt nhất để phát triển thể chất cũng như tâm lý của trẻ được giải toả. Bên cạnh đó, các phụ huynh phải thường xuyên cởi mở trò chuyện với con, giúp con biết cách ứng phó với những căng thẳng. Hãy thường xuyên trấn an con mình khi các cháu rơi vào trạng thái lo lắng. Và không nên gây áp lực quá nhiều cho con, nhất là áp lực trong học tập.
Về phía nhà trường, cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với sở thích của các em. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo dựng các mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Khi giáo viên phát hiện những dấu hiệu bất thường ở học sinh cần thông báo cho gia đình các em biết để có sự phối hợp.
* Dưới góc độ một chuyên gia tâm lý, ông có lời khuyên nào đối với các phụ huynh có con bị trầm cảm?
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn, nỗ lực và kiên trì hơn để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này. Chẳng hạn như quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời. Cho con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như đi chơi, xem phim, đi nhà sách, công viên,… sẽ giúp giảm bớt căng thẳng. Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin, dưỡng chất đầy đủ giúp trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn. Không tạo cho trẻ nhiều áp lực trong học hành, không đánh trẻ khi các con phạm sai lầm, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc con phải trả lời ngay. Thay vào đó cần động viên khi trẻ học tập không tốt.
Tôi cũng muốn lưu ý rằng, có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Cha mẹ đừng thờ ơ với điều này. Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và hành vi tiêu cực. Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, cha mẹ cần có thái độ cư xử khéo léo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, chịu khó đối thoại với trẻ, giúp trẻ lấy lại sự cân bằng.
* Vai trò của giáo viên tư vấn học đường hay chuyên viên tư vấn tâm lý rất quan trọng và cần thiết trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ này hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Ông nghĩ sao về điều này?
Đúng vậy. Vai trò của giáo viên tư vấn học đường rất quan trọng trong mỗi nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế đội ngũ này ở các nhà trường thiếu trầm trọng, công tác tham vấn học đường ở các nhà trường hiện nay chủ yếu do giáo viên làm công tác kiêm nhiệm, chứ không phải là những chuyên gia tham vấn tâm lý được đào tạo một cách chuyên sâu. Do vậy, hoạt động này ở trong các nhà trường còn gặp rất nhiều bất cập, nhiều trường hợp học sinh có nguy cơ trầm cảm hoặc đã rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nhưng không kịp thời phát hiện và can thiệp kịp thời. Theo tôi, trong tương lai gần, mỗi trường phổ thông phải có một chuyên gia tham vấn được đào tạo bài bản chứ không phải là những giáo viên của nhà trường làm kiêm nhiệm.
* Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm từ chính gia đình mình trong việc tạo ra bầu không khí vui vẻ cho con?
Tôi luôn thường xuyên nói chuyện với con, chơi cùng con và đặc biệt luôn quan tâm đến những thay đổi của con. Giải pháp tốt nhất là dành thật nhiều tình yêu thương đối với con, đó là sự chia sẻ, động viên khích lệ, không nên tạo áp lực với con. Kể cả những trường hợp con chưa đạt được mục tiêu cũng cần khuyến khích và động viên, có như vậy con mới tin tưởng và chia sẻ với cha mẹ.
* Xin cảm ơn ông!
Ngọc Hà (thực hiện)