【kèo 1 3/4】Pháp luật về khoáng sản: Quy định đầy đủ, nhưng thực thi còn phức tạp

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:14:24 评论数:

Phát biểu tại Hội nghị,ápluậtvềkhoángsảnQuyđịnhđầyđủnhưngthựcthicònphứctạkèo 1 3/4 ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam cho biết, hiện nay, các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 đã được ban hành khá đầy đủ; các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị 02 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã được thực hiện hoặc thể chế hóa trong các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, đến nay, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao. Hoạt động khai thác khoáng sản còn những tồn tại, bất cập như khai thác gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc dư luận xã hội, tác động xấu đối với cảnh quan du lịch, chưa kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế,...

Dự thảo được đưa ra góp ý trong hội nghị trực tuyến lần này là dự thảo lần 3, sau khi đã chỉnh sửa và có sự góp ý chi tiết của các Bộ, ngành liên quan của các địa phương trong cả nước. Dự kiến chỉ thị này trình Thủ tướng vào cuối năm 2014.

Mong muốn giảm thủ tục hành chính

Tại hội nghị trực tuyến lần này, Bộ TN&MT đã nhận được 19 ý kiến tham gia của các bộ, ngành và Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đa phần các ý kiến tập trung vào việc muốn quản lý tốt, gắn trách nhiệm của địa phương với công tác quản lý hoạt động khoáng sản thì cần đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp phép cho một số các loại mỏ có trữ lượng không lớn hoặc sản phẩm chỉ làm vật liệu xây dựng thông thường như cát sỏi lòng sông, khai thác đất đá san lấp mặt bằng,...

Theo phán ảnh của các địa phương, hiện nay quy trình thủ tục cấp mỏ cho tất cả các loại khoáng sản là như nhau, chưa tính đến đặc thù của từng loại mỏ. Nếu thực hiện theo đúng quy trình thủ tục như vậy sẽ gây phiền hà, lãng phí thời gian và có thể làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một vấn đề khác cũng được đông đảo các đại biểu tại các tỉnh thành tham gia là việc cần cụ thể hóa những thể chế đã có trong luật, đặc biệt là cách tính các loại phí khi cấp mỏ, phí kinh doanh khai thác mỏ và cách sử dụng tiền thu được trong việc tái đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ, ngành và địa phương

Tại hội nghị, các đại biểu còn quan tâm đến việc muốn tăng cường năng lực quản lý cũng như gắn trách nhiệm với các bộ, ngành, địa phương là khâu liên thông các thủ tục hành chính giữa các bộ, ngành và địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ TN&MT cần sớm xác định và khoanh vùng những điểm khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ để các địa phương làm căn cứ cấp phép. Gắn trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vào việc đảm bảo an toàn trong công tác khai khoáng, trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong khai thác vật liệu xây dựng khi có dự án đi qua,…

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đánh giá, những ý kiến góp ý thực sự là những vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý mà địa phương đang trăn trở, vướng mắc; từ nhiệm vụ điều tra cơ bản đến thăm dò, khai thác, chế biến, liên quan đến việc quy hoạch, cấp giấy phép, phối hợp giữa các bộ, ngành.

Bộ TN&MT hoàn toàn tán thành những giải pháp mà các địa phương đưa ra để cùng nhau làm rõ những nhiệm vụ của từng đơn vị; liên thông các khâu thủ tục hành chính trong các lĩnh vực khoáng sản, đất đai, môi trường. Bởi lẽ, các điều luật đã đề ra khá hợp lý, nhưng thực thi còn nhiều phức tạp, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Ngoài ra các chính sách thuế, tài chính còn chưa thống nhất, các khâu từ điều tra đến chế biến, từ chế tài xử lý, cơ chế phối hợp các bộ, ngành còn phải được điều chỉnh. Bộ TN&MT sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa vào dự thảo chỉ thị./.

Hồng Quyên