会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xỉu là chẵn hay lẻ】Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn; Bài 1: Bảy năm “được” và “chưa được”!

【xỉu là chẵn hay lẻ】Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn; Bài 1: Bảy năm “được” và “chưa được”

时间:2025-01-26 06:33:27 来源:88Point 作者:La liga 阅读:451次
Chuyển đổi số để đáp ứng công tác quản lý,ôngtácquảnlýtrịgiáhảiquanCầnchiếcáorộnghơnBàiBảynămđượcvàchưađượxỉu là chẵn hay lẻ điều hành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng
Ngành Hải quan triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế
Từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, triển khai công tác nghiên cứu khoa học ngành Hải quan
Công tác quản lý trị giá hải quan:  Cần “chiếc áo” rộng hơn; Bài 1: Bảy năm “được” và “chưa được”
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn). Ảnh: H.Nụ

Năm 2015, Bộ Tài chính đã phê duyệt cho phép Tổng cục Hải quan triển khai Đề án Nâng cao năng lực của hải quan trong lĩnh vực phân loại hàng hóa và trị giá hải quan (gọi tắt là Đề án 2015). Sau 7 năm triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý trị giá hải quan đã bộc lộ những vướng mắc, đòi hỏi phải có một “chiếc áo” rộng hơn để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực và theo kịp tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Cơ bản hoàn thiện...

Theo quy định về việc khai bổ sung trị giá, người khai hải quan có quyền kê khai bổ sung, sửa đổi thông tin trong khi làm thủ tục hải quan. Việc khai bổ sung, sửa đổi trị giá hải quan do người khai hải quan tự phát hiện, dẫn đến làm thay đổi số tiền thuế phải nộp thì người khai hải quan bị xử lý vi phạm và số tiền phạt bằng 10% số tiền thuế còn thiếu. Tuy nhiên, quy định hiện hành cũng lại yêu cầu cơ quan Hải quan thông báo mức giá dự kiến xác định cho người khai hải quan nếu nghi ngờ trị giá kê khai, qua đó tạo điều kiện để người khai hải quan tự khai bổ sung, điều chỉnh trị giá. Quy định này dẫn đến những bất cập, mâu thuẫn về thông tin kê khai trên tờ khai hải quan với hồ sơ hải quan, và vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính vì cơ quan Hải quan xác định trị giá, ban hành quyết định ấn định thuế thì số tiền phạt bằng 20% số tiền thuế còn thiếu; nhưng vì người khai hải quan tự khai bổ sung nên chỉ phạt bằng 10%.

Trị giá hải quan là trị giá của hàng hoá XNK phản ánh giá trị của hàng hóa khi hàng hóa đó được “đưa qua” biên giới quốc gia. Trị giá hải quan được dùng cho những mục đích quản lý hải quan khác nhau, trong đó, với Hải quan Việt Nam, Luật Hải quan đã khẳng định vai trò cơ bản là để phục vụ cho mục đính tính thuế và mục đích thống kê hải quan.

Hiện công tác quản lý trị giá hải quan đã được quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, các luật thuế đối với hàng hóa XNK và các văn bản hướng dẫn cấp Chính phủ, Bộ Tài chính.

Theo đánh giá của Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan), so với các chuẩn mực quốc tế thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trị giá hải quan đã bao gồm được hầu hết các nội dung chính, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan, DN và của Nhà nước. Hệ thống các quy định về quản lý trị giá hải quan cơ bản đã thống nhất với các nguyên tắc quản lý trị giá hải quan chung theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều đang tuân thủ. Đồng thời, các quy định này cũng đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, thống nhất; tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật.

Các quy phạm hiện hành đã tạo nền tảng để cơ quan Hải quan có đủ thẩm quyền triển khai công tác quản lý trị giá hải quan theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị giá hải quan; phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ quản lý trị giá hải quan giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan trong và ngoài Bộ Tài chính. Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng góp phần nâng cao ý thức tuân thủ của DN trong kê khai, xác định trị giá hải quan; cảnh báo và ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại qua giá.

Cũng theo Cục Thuế XNK, việc quản lý trị giá hải quan hiện đang được thực thi tại các cấp, đơn vị hải quan trên cơ sở 2 quy trình nghiệp vụ là quy trình kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong thông quan và quy trình kiểm tra sau thông quan. Trong đó, các quy trình hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục kiểm tra nội dung kê khai trị giá hàng hóa XNK trong quá trình làm thủ tục hải quan và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Các quy trình đã có tính rõ ràng, minh bạch, nâng cao một bước hiệu quả công tác quản lý trị giá hải quan trong toàn Ngành; có sự liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin từ khâu thu thập, xử lý thông tin, đến việc đánh giá rủi ro, cảnh báo rủi ro về kê khai và xác định trị giá, đến chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra trị giá trong thông quan và sau thông quan…, từ đó công chức hải quan trực tiếp làm việc trong lĩnh vực trị giá hải quan có nền tảng thông tin tốt nhất cho các bước kiểm tra và xác định trị giá hải quan.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số lượng các cuộc kiểm tra sau thông quan trong năm 2020 và 2021 giảm so với năm 2019. Theo đó, tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan là 6.895 cuộc, trong đó 2.304 cuộc kiểm tra sau thông quan có nội dung về trị giá (chiếm khoảng 33% tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan), kết quả phát hiện được 805 vụ vi phạm về trị giá với tổng số tiền thuế ấn định khoảng 527 tỷ đồng.

Số cuộc kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan 2.640 cuộc, trong đó có 1.253 cuộc kiểm tra sau thông quan có nội dung về trị giá, ấn định khoảng 30 tỷ đồng về trị giá.

Số cuộc kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan trong phạm vi 5 năm 4.255 cuộc, trong đó có 1.051 cuộc kiểm tra sau thông quan có nội dung về trị giá, ấn định khoảng 497 tỷ đồng.

Đại diện Phòng Trị giá hải quan (Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan) cho rằng, việc thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK trong thông quan cơ bản được thực hiện thống nhất; góp phần phòng ngừa và kịp thời phát hiện để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại qua giá; nâng cao ý thức tự nguyện tuân thủ pháp luật của DN XNK, tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh và tuân thủ các cam kết quốc tế về trị giá hải quan như Hiệp định GATT, Công ước Kyoto.

Điều này thể hiện rõ bằng những con số cụ thể. Trong giai đoạn từ năm 2019-2021, số lượng chỉ số tiêu chí rủi ro được thiết lập theo Danh mục hàng hóa rủi ro, để cảnh báo và chỉ định kiểm tra về trị giá trong thông quan là 8.649 chỉ số, tương ứng với 2.698.001 tờ khai có chỉ dẫn rủi ro phải kiểm tra về trị giá. Chỉ tính riêng năm 2021, số tiêu chí được thiết lập theo Danh mục hàng hóa rủi ro, kiểm tra về trị giá là 8 chỉ số, tương ứng với 725.322 tờ khai có chỉ dẫn rủi ro phải kiểm tra về trị giá, chiếm 5,17% tổng số tờ khai toàn quốc.

Bên cạnh việc kiểm tra, tham vấn trị giá trong thông quan, cơ quan Hải quan đã tổ chức thực hiện các chuyên đề kiểm tra trong và sau thông quan đối với các mặt hàng trọng điểm có nghi vấn về trị giá. Kết quả chống thất thu thuế thông qua 7 chuyên đề kiểm tra, tham vấn giá trong 2 năm 2020 và 2021 đối với các mặt hàng thép phế liệu XK, sợi tổng hợp NK, khoáng sản XK, gỗ ván lạng XK, đường NK, ô tô NK, thép NK, cơ quan Hải quan đã thu bổ sung và truy thu số tiền thuế nộp NSNN hàng trăm tỷ đồng.

Báo cáo của các cục hải quan tỉnh, thành phố từ khi triển khai các chuyên đề kiểm tra trong và sau thông quan cho thấy: năm 2019, toàn Ngành đã xác lập danh sách 405 DN trọng điểm để áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro, phát hiện tổng cộng 304 tờ khai có vi phạm; năm 2020, toàn Ngành tiếp tục theo dõi và xác lập danh sách 417 DN trọng điểm, kết quả đã phát hiện tổng cộng 457 tờ khai vi phạm; năm 2021, các đơn vị trong toàn Ngành đã tiếp tục theo dõi và xác lập danh sách 619 DN trọng điểm, kết quả đã phát hiện tổng cộng 823 tờ khai vi phạm. Nhiều tờ khai được phân luồng Xanh... có phát hiện vi phạm liên quan tới hành vi khai sai trị giá được báo cáo và chuyển kiểm tra sau thông quan để làm rõ. Điển hình như tại Cục Hải quan Bình Phước, Đà Nẵng, Quảng Ninh...

Công tác thanh tra chuyên ngành về trị giá hải quan cũng đã phát hiện được các DN khai thiếu các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế, qua đó chống thất thu cho NSNN và nâng cao tính tuân thủ về kê khai trị giá của các DN được thanh tra.

Từ thực tiễn công tác chống gian lận về giá cho thấy phương thức, thủ đoạn các đối tượng gian lận về giá để trốn thuế thời gian qua thường sử dụng là giả mạo các giấy tờ giao dịch để kê khai sai trị giá hải quan như DN kê khai thấp trị giá đối với những mặt hàng có thuế suất cao như vụ án buôn lậu của Công ty TNHH TPD xảy ra tại Hải Phòng khi XK 1.646 tấn nhôm thỏi đã lập các chứng từ giả, khai trị giá thấp hơn trị giá thực tế để trốn thuế; hoặc không kê khai đầy đủ các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (DN kê khai thiếu các khoản phải cộng như phí hoa hồng, phí môi giới, phụ phí xăng dầu, phí bảo hiểm đường biển, phí vận chuyển từ kho hàng nước XK đến cảng XK…) như vụ án xảy ra tại Công ty CP ô tô Âu Châu.

Ngoài cơ sở pháp lý, hệ thống các quy trình nghiệp vụ, theo Cục Thuế XNK, cái được mà công tác quản lý trị giá hải quan trong 7 năm qua mang lại là cơ cấu tổ chức tại các đơn vị thực hiện đã tương đối hợp lý, bao quát được chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác này ở cả 3 cấp thuộc cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam. Nhân lực chuyên trách làm công tác trị giá từ cấp Tổng cục tới cấp chi cục bước đầu đáp ứng được yêu cầu, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm… Tại cấp cục đã chú trọng hơn đến việc luân chuyển cán bộ công chức (CBCC) làm công tác trị giá, đồng thời sắp xếp công chức có kiến thức kinh tế vào làm công tác quản lý trị giá hải quan. Song song với đó, việc phối hợp về quản lý trị giá hải quan trong lĩnh vực hướng dẫn nghiệp vụ đang được triển khai đồng đều, kịp thời có phương án xử lý các vướng mắc về kỹ thuật kiểm tra, xác định trị giá hải quan; điều phối kiểm tra sau thông quan về trị giá tại trụ sở DN được thực hiện bài bản…

… nhưng nhiều bất cập

Công tác quản lý trị giá hải quan:  Cần “chiếc áo” rộng hơn; Bài 1: Bảy năm “được” và “chưa được”
Trong quá trình NK xe ôtô BMWCông ty CP ô tô Âu Châu đã không kê khai đầy đủ các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (DN kê khai thiếu các khoản phải cộng như phí hoa hồng, phí môi giới, phụ phí xăng dầu, phí bảo hiểm đường biển, phí vận chuyển từ kho hàng nước XK đến cảng XK…) . Ảnh: T.H

Dù cơ bản đã có đủ cơ sở, pháp lý, công cụ, con người thực hiện và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, song công tác quản lý trị giá hải quan vẫn chưa theo kịp với sự biến động của thị trường và sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên đã có những hạn chế thấy rõ.

Tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án Cải cách công tác quản lý trị giá hải quan giai đoạn 2021-2030 do Tổng cục Hải quan phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 31/5/2022, đại diện một số cục hải quan tỉnh, thành phố cho rằng, Luật Hải quan mới chỉ phản ánh việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa trong các giao dịch mua bán thương mại, chưa chỉ rõ đối với hàng hóa XNK phi thương mại, dẫn đến sự lúng túng, vướng mắc khi xác định trị giá hải quan của hàng hóa phi thương mại. Đặc biệt là chưa có nền tảng đảm bảo cho việc giải phóng hàng trước khi xác định được trị giá hải quan của hàng hóa dẫn đến rủi ro rất cao cho công tác thu thuế. Do vậy, nếu pháp luật quy định trước khi giải phóng hàng người nộp thuế phải nộp bảo đảm về số tiền thuế có thể tăng thêm sau khi tham vấn thì sẽ không xảy ra tình trạng DN biến mất, để lại số tiền nợ thuế.

Dẫn chứng cụ thể, đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, theo quy định hiện hành, nếu cơ quan Hải quan có nghi ngờ trị giá kê khai là chưa đúng thì cơ quan Hải quan cho phép giải phóng hàng hóa theo mức giá kê khai và số tiền thuế đã nộp theo trị giá kê khai, sau đó trong vòng 30 ngày sẽ tổ chức tham vấn trị giá rồi mới ra quyết định cuối cùng về trị giá hải quan. Hậu quả của quy định này là việc DN kê khai giá thấp để trốn thuế. Khi cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định lại trị giá hải quan, ấn định tăng số tiền thuế phải nộp thì DN đã kịp làm thủ tục giải thể, ngừng hoạt động, dẫn đến tăng số nợ thuế khó đòi. Ví dụ tình trạng các DN XK gỗ ván lạng đi Trung Quốc trong thời gian từ năm 2020 đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Hay một số ý kiến cho rằng, quy định về trình tự, nội dung kiểm tra trị giá hải quan còn rắc rối, chưa tương thích với quy trình thủ tục hải quan chung, gây áp lực công việc rất lớn cho công chức hải quan tại các chi cục, gây ra sự lúng túng cho DN. Thậm chí, quy định về xác định trước trị giá hải quan chưa mang tính khả thi. Trên thực tế, các nước trên thế giới hầu như không quy định việc xác định trước trị giá hải quan, mà chỉ có hoạt động tham vấn trước về trị giá để cơ quan Hải quan hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá hải quan trước khi kê khai tờ khai hải quan.

Về những vướng mắc đối với việc cảnh báo rủi ro về trị giá trong thông quan, theo đại diện Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), hiện nay còn thiếu quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro về trị giá và công cụ, ứng dụng hỗ trợ xây dựng danh mục hàng hóa và danh sách DN có rủi ro về giá và nhất là thiếu thông tin liên quan đến hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là chưa có sự kết nối thông tin kết quả kiểm tra DN, thông tin quản lý hồ sơ DN và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận phân tích thông tin.

Một điều gây khó khăn khác được đại diện Cục Hải quan Bình Dương chỉ rõ, việc so sánh, kiểm tra trị giá kê khai đang được thực hiện hoàn hoàn thủ công do công chức hải quan thừa hành, trong khi lượng hàng hóa XNK tăng (trung bình khoảng 10%-15%/năm), số lượng tiêu chí, chỉ số cảnh báo rủi ro tăng dẫn đến lượng tờ khai, dòng hàng phải kiểm tra ngày càng lớn… Ở nhiều chi cục hải quan, công chức thừa hành về trị giá hải quan hầu hết đều bị quá tải công việc. Bên cạnh đó, công tác tham vấn còn chưa được quan tâm đúng mức, công chức Hải quan chưa được cung cấp đầy đủ thông tin đối chiếu, kiểm tra, dẫn tới có tình trạng tổ chức tham vấn qua loa, thiếu hiệu quả…

Số liệu cho thấy, tỷ lệ bác bỏ giá kê khai sau tham vấn đạt tỷ lệ thấp so với tổng số lô hàng cần tham vấn. Cụ thể, năm 2019 đạt khoảng 17%, năm 2020 khoảng 20% và năm 2021 khoảng 23%. Tình trạng xác định trị giá tính thuế thấp hơn cơ sở dữ liệu giá vẫn còn diễn ra, việc xác định giá chưa thống nhất dẫn tới có nhiều mức giá tính thuế khác nhau… gây bức xúc cho DN, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện về trị giá.

Ngoài ra tỷ lệ các cuộc kiểm tra sau thông quan và thanh tra chuyên ngành chưa nhiều so với tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra, số vụ phát hiện vi phạm ít, chủ yếu phát hiện các vụ việc gian lận về mức giá mua bán, chưa phát hiện được các vụ việc liên quan đến chuyển giá. Trong đó, số lượng thanh tra chuyên ngành về trị giá tại cấp Tổng cục và cấp cục giai đoạn 2019-2021 còn thấp, đạt 35 cuộc và chỉ có 20% cuộc phát hiện vi phạm về trị giá (7/35 cuộc) với nguyên nhân là khai thiếu các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Tổng số tiền thuế truy thu từ các cuộc thanh tra chuyên ngành về trị giá là 1.926.592.038 đồng.

(Bài 2: Hạn chế nguồn nhân lực quản lý hải quan)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
  • Dự án sai phạm, rùa bò: Hà Nội giơ thật cao, đánh thật khẽ
  • Không có trường hợp nào nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm Covid
  • Hà Nội có thêm 18 công viên mới ở nhiều khu vực nội thành
  • Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
  • Cận cảnh dự án đua tiến độ những ngày đầu năm
  • Bộ Y tế xác nhận ca dương tính với SARS
  • Xây khu đô thị 'khủng' ở Đồng Mô (Hà Nội)
推荐内容
  • Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
  • Mở bán khu nhà ở liền kề The Premier Hà Nội
  • Victoria Văn Phú
  • Đến hạn dọn nhà vào ở, Park City vẫn chưa có hạ tầng
  • Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
  • Mở bán căn hộ tòa T11 của dự án Vinhomes Times City