Chủ trì tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Phạm Bình Minh,ộTưpháptriểnkhaicôngtáctưphápnătỷ le bong da Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Lê Thành Long, các Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Tại điểm cầu tỉnh Long An, dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Lê Thị Song An, Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Nguyễn Văn Lâm cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, năm 2022, toàn ngành tư pháp đã bám sát các Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, trên tinh thần vào cuộc từ sớm, từ xa, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Trong đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả nổi bật. Điển hình như công tác xây dựng pháp luật nói chung, công tác thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nói riêng đã được các bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt. Các báo cáo thẩm định của bộ, ngành tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ rà soát văn bản thuộc trách nhiệm của ngành, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long tặng cờ thi đua ngành tư pháp cho các đơn vị
Bên cạnh đó, công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tiếp tục đạt những kết quả tích cực khi cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân làm trung tâm thụ hưởng. Công tác thi hành án, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục đạt kết quả tích cực. Ngoài ra, thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp dần được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Năm 2022 cũng là năm đầu tiên công tác trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ trong tất cả chương trình mục tiêu quốc gia,…
Những kết quả đạt được của ngành tư pháp tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tư pháp năm 2022 vẫn còn một số hạn chế như tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để. Việc theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn lúng túng nhất định, công tác phổ biến giáo dục pháp luật có lúc, có nơi còn nặng về hình thức dẫn tới hiệu quả chưa cao,…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Phạm Bình Minh đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tư pháp và toàn ngành tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ tư pháp năm 2022. Ông đề nghị, trong năm 2023, Bộ Tư pháp và toàn ngành tư pháp cần tiếp tục quán triệt, thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trong đó cần chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đồng thời, Bộ Tư pháp và ngành tư pháp cần tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật bảo đảm tiến độ, chất lượng định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội, cũng như những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2023. Bên cạnh đó, ngành tư pháp cần khắc phục ngay những hạn chế được chỉ ra tại hội nghị và tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2023.
Dịp này, Chính phủ tặng cờ thi đua cho 2 tập thể, Bộ Tư pháp tặng cờ thi đua cho nhiều tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác tư pháp và các phong trào thi đua yêu nước ngành tư pháp năm 2022./.
Kiên Định – Thái Bạch