发布时间:2025-01-10 10:59:47 来源:88Point 作者:La liga
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm,ịTrưởngbanđồngniênđángkítin nóng bóng đá 24h Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, cụ Bùi Bằng Đoàn đã nêu cao tấm gương tiêu biểu của một nhân sĩ yêu nước chân chính, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong thời gian hơn 8 năm giữ cương vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội, người đứng đầu cơ quan lập pháp, với sự hiểu biết sâu rộng cả về lý luận và thực tiễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã luôn sát cánh bên cạnh Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực thi những nhiệm vụ mà Quốc hội giao phó.
Tuy nhiên, người đầu tiên giữ cương vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội (sau được gọi là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, rồi Chủ tịch Quốc hội cho đến nay) không phải là cụ Bùi Bằng Đoàn, mà là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ yêu nước khác. Điểm trùng hợp khá thú vị là cả cụ Tố và cụ Đoàn đều sinh năm 1889.
Tại Kỳ họp thứ nhất (ngày 2-3-1946), Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bầu cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Trên cương vị này, cụ Nguyễn Văn Tố đã góp phần quan trọng vào việc ký kết Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp và Tạm ước Việt - Pháp 14-9-1946, tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thêm khoảng thời gian hòa bình chuẩn bị tinh thần và lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Cụ cũng đóng góp vào việc xây dựng Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà…
Sau khi bàn giao chức vụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội cho cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Nguyễn Văn Tố, lúc đó giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong Chính phủ cách mạng lâm thời đã cùng Chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ngày 7/10/1947, trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Pháp vào chiến khu trong chiến dịch Việt Bắc, cụ Nguyễn Văn Tố bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Kạn. Cụ Tố có dáng vóc mảnh dẻ, dong dỏng cao nên ban đầu quân đội Pháp nhầm tưởng ông là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụ Nguyễn Văn Tố, bút hiệu Ứng Hòe, là nhà trí thức Nho học và Tây học danh tiếng; được xếp trong nhóm tứ danh kiệt “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn” (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn) ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Những đóng góp nổi bật trong Hội Trí Tri và Hội Truyền bá chữ quốc ngữ cùng các hoạt động báo chí, nghiên cứu của cụ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” của nước nhà.
Hai nhà chí sĩ Cách mạng thực sự là những tấm gương về lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách đạo đức, góp phần làm nên “những trang vàng” của cơ quan dân cử Việt Nam.
相关文章
随便看看