Mức đóng các loại hình bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng
Từ ngày 1/7,ăngquyềnlợibảohiểmxãhộikhilươngcơsởtătorino – monza lương cơ sở và lương tối thiểu vùng tăng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Tăng quyền lợi bảo hiểm xã hội khi lương cơ sở tăng. Ảnh minh họa |
Với việc lương cơ sở, lương tối thiểu vùng đồng loạt tăng từ 1/7, mức đóng các loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) của nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng cũng được điều chỉnh tăng cao hơn, bao gồm mức đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Ngày 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo Nghị quyết, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Quốc hội giao cho Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. |
Cụ thể, với người lao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 46,8 triệu đồng/tháng (mức cũ là 36 triệu đồng).
Mức lương đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng. Trong đó, vùng I là 99,2 triệu đồng/tháng (mức cũ là 93,6 triệu đồng), vùng II là 88,2 triệu đồng/tháng (mức cũ là 83,2 triệu đồng).
Mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng (mức cũ là 4,68 triệu đồng); vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng (mức cũ là 4,16 triệu đồng).
Với BHXH tự nguyện, mức thu nhập tháng người tham gia lựa chọn để tính mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 46,8 triệu đồng.
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cũng tăng theo lương cơ sở mới, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, trong thời gian tối đa 10 năm.
Mức hỗ trợ cụ thể như sau: hộ nghèo (30%), tương ứng là 1,5 triệu đồng x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng. Hộ cận nghèo (25%), tương ứng là 1,5 triệu x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng. Người tham gia khác (10%), tương ứng 1,5 triệu đồng x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.
Hưởng thêm lợi ích
Áp dụng mức lương cơ sở mới tăng 30% từ 1/7, người lao động được hưởng thêm nhiều lợi ích, đặc biệt là khi so sánh với người nhận BHXH một lần.
Theo đó, khi tính theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7, quyền lợi đầu tiên mà người chọn hưởng lương hưu được tăng thêm là trợ cấp mai táng phí. Khi người lao động mất, thân nhân của họ còn được nhận trợ cấp mai táng phí là 10 tháng lương cơ sở. Với mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng, mai táng phí là 23,4 triệu đồng, tăng 5,4 triệu đồng so với mức cũ.
Chi trả lương hưu tại Bắc Kạn. Ảnh minh họa |
Đồng thời, lương cơ sở tăng 30% dẫn đến chi phí mua thẻ BHYT theo diện hộ gia đình cũng tăng thêm 30% trong năm 2024. Mức tăng này khiến số tiền mà người chọn rút BHXH một lần khi mua BHYT tăng lên đáng kể. Họ phải chịu chi phí này trong suốt thời gian nghỉ hưu (hơn 10 năm với lao động nam, hơn 20 năm với lao động nữ).
Trong khi đó, với người chọn hưởng lương hưu, khi lương hưu tăng thì mức đóng BHYT hằng năm của họ cũng tăng. Tuy nhiên, khoản chi phí tăng thêm này do Quỹ BHXH chi trả vì tiền mua thẻ BHYT là do Quỹ BHXH đảm bảo.
Bên cạnh đó, với người lao động, khi lương cơ sở mới tăng thì họ cũng được tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa. Theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Do đó, khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, người lao động cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp cao hơn khi mất việc.
Cụ thể, chiếu theo các vùng lương, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động tăng tương ứng như sau: Vùng I tăng lên 24,8 triệu đồng (mức cao nhất trong năm 2024); vùng II là 22,050 triệu đồng; vùng III là 19,3 triệu đồng; vùng IV là 17,25 triệu đồng.
Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu tăng thêm từ 200.000 - 280.000 đồng tùy vùng. Với mức tăng trên, sau điều chỉnh, lương vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng. |