【kết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu】Thách thức chống buôn lậu ngày càng lớn
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:11:35 评论数:
* PV: Thưa ông, ông nhận định thế nào về thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hiện nay?
- Ông Trần Hữu Linh: Trong thời gian qua, tình hình buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn còn xảy ra tràn lan, nhất là tại các tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Campuchia…
Điển hình như tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trọng điểm là địa bàn các cửa khẩu, lối mở, đường mòn qua biên giới các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp. Nhất là các mặt hàng như ma túy, động vật hoang dã, đồ điện tử gia dụng, hàng tiêu dùng, máy móc, phế liệu, gia cầm, than, quặng các loại, gỗ, nông thuỷ sản…
Ông Trần Hữu Linh |
Tuyến biên giới Việt Nam – Lào, tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi… hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm như ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, rượu ngoại, thuốc lá, hàng điện tử, điện lạnh gia tăng và diễn biến phức tạp.
Tại tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia với các địa bàn trọng điểm là Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk… hoạt động vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá ngoại, đường cát tiếp tục gia tăng.
Đáng chú ý, gần đây tình trạng vận chuyển phế liệu, rác thải từ Campuchia vào Việt Nam với số lượng lớn đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ; hàng xuất lậu chủ yếu là xăng, dầu DO, ngoại tệ,...
Về phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu nhìn chung không có nhiều thay đổi, các đối tượng chỉ thay đổi thời gian, địa điểm và cách thức giao - nhận hàng. Hàng lậu được tập kết sát biên giới, sau đó sử dụng các xe môtô, ghe, xuồng máy có tốc độ cao hoặc thuê vác lén lút vận chuyển qua biên giới theo các đường mòn, kênh rạch, chia nhỏ tập kết tại các nơi vắng vẻ để bàn giao cho các đối tượng tuyến sau vận chuyển.
Để đối phó với các lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi địa điểm, phương tiện giao nhận hàng, sử dụng các hóa đơn quay vòng và các bộ hồ sơ bán hàng phát mãi.
* PV: Tại hội nghị ký quy chế phối hợp giữa Tổng cục QLTT và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra vừa qua, ông có đánh giá, buôn lậu đường biển đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?
- Ông Trần Hữu Linh: Buôn lậu đường biển đang là vấn đề nổi cộm trong thời gian vừa qua. Trên tuyến biên giới biển với địa bàn trọng điểm là khu vực cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai; vùng biển Đông Bắc, Miền Trung và Tây Nam Bộ… hoạt động buôn lậu xăng dầu diễn biến khá phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Các đối tượng lợi dụng vùng biển giáp ranh, móc nối với các tàu của nước ngoài ở Thái Lan, Malaysia, Singapore… để đưa tàu chở xăng, hoặc dầu của các tàu nước ngoài sang mạn, chuyển tải xăng dầu cho các tàu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số đối tượng hợp thức hóa bằng các bộ hồ sơ mua bán quay vòng nhiều lần, chứng từ vận chuyển nội địa. Ngoài ra đối tượng còn dùng thủ đoạn cải hoán tàu đánh bắt thủy sản thành tàu chở dầu, nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.
Đáng chú ý, tình trạng cất giấu hàng cấm, hàng có giá trị, thuế suất cao, xen lẫn trong các lô hàng phế liệu vẫn xảy ra tại các cảng biển quốc tế như cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, cảng Cát Lái – TP. Hồ Chí Minh…
* PV: Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi như vậy, lực lượng QLTT có giải pháp như thế nào để quản lý hiệu quả công tác này?
- Ông Trần Hữu Linh: Dự báo, hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới sẽ là động lực phát triển kinh tế, nhưng cũng là thách thức đối với hoạt động chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại qua các tuyến biên giới.
Do đó, lực lượng QLTT sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai kịp thời các nhiệm vụ, bảo đảm sự đồng bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến địa phương trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ trung ương đến địa phương; trong đó chú trọng phối hợp kiểm tra, kiểm soát tại các địa bàn, tuyến đường trọng điểm về buôn lậu tại khu vực biên giới, vùng ven biển… đặc biệt đối với các mặt hàng như xăng dầu, thuốc lá, đường…
Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động người dân khu vực biên giới, vùng ven biển tích cực tham gia tố giác, cung cấp thông tin đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không tiếp tay vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng cấm, hàng lậu.
Mặt khác sẽ chú trọng công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ công chức; xử lý nghiêm những công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu; thực hiện việc luân chuyển công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí “nhạy cảm”, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng...
* PV: Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên (thực hiện)