【kq ngoại hạng ai cập】Kiểm soát chặt để bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2021
Xây dựng kịch bản lạm phát 2021
Theo đó, nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành, bình ổn giá cả thị trường, chống buôn lậu và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có liên quan tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời, có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp trong thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp tết; tham mưu kịp thời cho Bộ Tài chính các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Quản lý giá tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá; chủ động xây dựng kịch bản lạm phát trong năm 2021, trong đó tính toán chi tiết tác động các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng. Trên cơ sở kịch bản lạm phát, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp điều hành phù hợp.
Tại chỉ thị, Bộ trưởng yêu cầu giám đốc sở tài chính các địa phương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau tết, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, đặc biệt là tại các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất; đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
Tăng cường thanh kiểm tra, tránh lợi dụng tăng giá dịp lễ tết
Cụ thể hơn, Bộ trưởng đề nghị giám đốc sở tài chính các địa phương chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá cước vận tải, nông sản thực phẩm, trông giữ xe...
Qua đó, sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn đến thị trường, giá cả.
Bên cạnh đó, cần phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.
Sở tài chính các địa phương cần phối hợp với sở công thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện thực tế, khả năng cân đối ngân sách địa phương và nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng yêu cầu cụ thể đối với cục trưởng: cục hải quan, cục dự trữ nhà nước, cục thuế, giám đốc kho bạc nhà nước và một số đơn vị thuộc Bộ, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
Cục Quản lý giá là đầu mối giúp Bộ Tài chính tổ chức triển khai chỉ thị và chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc bộ có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Hàng năm, dịp chuẩn bị Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Tài chính thường ban hành chỉ thị để yêu cầu các đơn vị thuộc bộ vào cuộc, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao để ổn định giá cả thị trường, tránh để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, cũng như thực hiện nghiêm công tác thanh kiểm tra về giá. Cùng với việc triển khai Chương trình bình ổn giá, việc quản lý chặt chẽ giá cả thị trường sẽ góp phần kiểm soát lạm phát, tránh để tăng giá quá cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Được biết, CPI bình quân tiếp tục xu hướng giảm dần từ mức cao đầu năm 2020 là 6,43% xuống còn dưới 4% trong 11 tháng năm 2020. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có biến động bất thường xảy ra, CPI cả năm sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra./.
Minh Anh