Hải Dương: Tịch thu hơn 100 đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu Thụy Sỹ | |
Quảng Nam: Tạm giữ 660 đồng hồ không rõ nguồn gốc | |
Quảng Ninh: Tịch thu gần 1.800 chiếc đồng hồ các loại trị giá hàng trăm triệu đồng |
Lực lượng QLTT Đồng Tháp kiểm tra cửa hàng kinh doanh đồng hồ trên địa bàn. Ảnh: Tổng cục QLTT. |
Thực hiện công văn 1145/TCQLTT-CNV ngày 24/6/2019 của Tổng cục QLTT về chỉ đạo kiểm tra trọng điểm mặt hàng đồng hồ giả mạo nhãn hiệu Thụy Sỹ,ầnđồnghồThụySỹnháitrịgiátriệuđồthứ hạng của ac milan gặp napoli Cục Quản QLTT Đồng Tháp đã chỉ đạo lực lượng đồng loạt ra quân kiểm tra các cửa hàng kinh doanh đồng hồ trên địa bàn tỉnh từ ngày 25/6/2019.
Qua hơn 2 tháng kiểm tra, Cục QLTT Đồng Tháp đã xử lý 25 cửa hàng kinh doanh đồng hồ giả mạo nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ.
Tổng số lượng hàng hóa vi phạm là 365 đồng hỗ giả nhãn hiệu Rado, Longines, Rolex, Tissot, Omega, Cartier, Burberry, Chanel.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính của 25 vụ vi phạm nêu trên là 165 triệu đồng, đồng thời lực lượng QLTT tịch thu toàn bộ số lượng đồng hồ giả mạo nêu trên, trị giá tang vật gần 130 triệu đồng.
Trước đó, Cục QLTT Hải Dương cũng tổ chức kiểm tra, xử lý 8 vụ việc kinh doanh đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu Thụy Sỹ, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 40 triệu đồng, tịch thu 109 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu các loại.
109 đồng hồ giả mạo bị tịch thu gồm: 52 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu LONGINES, 24 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu ROLEX, 5 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu VACHERON CONSTATIN, 4 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu PATEK PHILIPPE, 8 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu TISSOT, 16 chiếc đồng hồ giả mạo nhãn hiệu OMEGA.
Đáng chú ý, tại các điểm bày bán, kinh doanh, các loại đồng hồ giả mạo nhãn hiệu nêu trên đều có giá bán chỉ vài trăm nghìn đồng, đồng hồ không có hộp, không có giấy tờ, thẻ bảo hành, giấy chứng nhận, sách hướng dẫn... kèm theo.
Về công tác chống kinh doanh đồng hồ giả mạo nói chung, theo Tổng cục QLTT, tình trạng bày bán đồng hồ giả các nhãn hiệu Thụy Sỹ diễn ra từ nhiều năm nay, một số chủ sở hữu nhãn hiệu thông qua đại diện đã thực hiện các biện pháp thực thi khác nhau, tuy nhiên, chỉ mang tính cá biệt ở một số thời điểm và ở một số thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội và TP HCM. Trong khi các địa phương còn lại, hầu như không thể xử lý tình trạng này do thiếu sự tham gia phối hợp của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu.
Nắm bắt thực trạng trên, Tổng cục QLTT đã chủ động phối hợp với chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu kiểm tra ở một số địa bàn trọng điểm và thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo, tạo được hiệu ứng và lan rộng đến nhiều địa phương khác…