【tin soi kèo bóng đá】Giám sát nguồn lực phòng, chống Covid: Làm rõ trách nhiệm giải trình
Quốc hội sẽ giám sát việc huy động,ámsátnguồnlựcphòngchốngCovidLàmrõtráchnhiệmgiảitrìtin soi kèo bóng đá sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 Thành lập đoàn giám sát về việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 Kiểm toán nguồn lực phòng, chống dịch: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 3.431 tỷ đồng |
Tập trung giám sát việc sử dụng các nguồn lực
Trình bày về Kế hoạch giám sát chi tiết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, mục tiêu giám sát là đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Trong mỗi nội dung nêu trên làm rõ tình hình, thực trạng và thực hiện chính sách, pháp luật; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập; nguyên nhân (chủ quan, khách quan); bài học kinh nghiệm, đặc biệt là mối quan hệ và bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng với công tác phòng chống dịch.
Về giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nội dung giám sát tập trung vào nguồn lực (vật lực, tài lực), gồm: ngân sách nhà nước, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, viện trợ ngoài nước, các chính sách tài khóa, các chính sách tiền tệ; nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước. Nhân lực, gồm: lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch được huy động trong ngành Y tế, Quân đội, Công an; lực lượng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên họp |
Về phạm vi giám sát, việc giám sát huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước; thời gian giám sát từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2022. Việc giám sát về y tế cơ sở, y tế dự phòng tiến hành từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2022. |
Đoàn giám sát dự kiến giám sát trực tiếp tại 14 bộ, ngành bao gồm các bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Về địa phương, dự kiến giám sát tại 12 địa phương gồm: TP. Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên, Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Huế (hoặc Đà Nẵng), Kon Tum, Phú Yên, An Giang (hoặc Đồng Tháp), Cần Thơ, Tây Ninh (hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu).
Nêu ý kiến tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, đây là chuyên đề mang tính thời sự rất cao, trong bối cảnh vụ Việt Á đang có tác động rất lớn, do đó cần tập trung giám sát các nguồn lực, việc huy động nguồn lực chống dịch ở cả trong và ngoài nước. Theo Tổng Thư ký Bùi Văn Cường, cần có các tổ đi sâu đi sát để nắm thông tin về việc huy động nguồn lực ở nhiều nơi.
"Như vừa rồi các tổ giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi địa phương cũng có rất nhiều vấn đề, đi mấy đợt mới ra được chứ đi thoảng qua thì không hiệu quả. Tránh nghe 1 chiều báo cáo mà không có thông tin nhiều chiều" - Tổng Thư ký Quốc hội cho hay.
Tránh tạo thêm áp lực cho ngành Y tế
Nhấn mạnh giám sát tối cao của Quốc hội phải đề cao trách nhiệm giải trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét kế hoạch giám sát chưa thấy nói tới trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình đây được hiểu là đối tượng được giám sát đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước chưa. Mặt nào tốt, mặt nào tồn tại yếu kém và trách nhiệm thế nào? Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm theo quy định pháp luật, trách nhiệm hành chính, kể cả sai phạm thì có đề xuất cơ quan khác biện pháp xử lý, Chủ tịch Quốc hội giải thích.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp. |
Về giám sát chuyên đề trên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đoàn giám sát không nên đi sâu vào "kiểm đếm" các con số mà tận dụng kết quả của cơ quan thanh tra, kiểm toán để xem những vấn đề gì cần làm rõ thêm, sâu hơn. Trong đó, cần phân tích rủi ro trong từng lĩnh vực để làm trọng tâm giám sát, không dàn đều và gắn với trách nhiệm giải trình.
Về nguyên tắc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tránh chồng chéo với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác, không được gây ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực y tế nói chung từ trung ương đến địa phương, không đi quá nhiều, tránh tạo thêm áp lực cho ngành Y tế. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát, tránh tính hình thức, không hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, kế hoạch dự kiến của Đoàn giám sát là sẽ đi tối đa 12 tỉnh, thành, cũng có thể là 8 tỉnh thành, tối đa trong 10 ngày và tránh hết sức chồng chéo với các hoạt động khác của Quốc hội tại địa phương.
Theo kế hoạch, trong tháng 11 và tháng 12/2022, đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát tại địa phương. Trong tháng 1/2023 sẽ tiếp nhận báo cáo (thời điểm tùy theo chủ thể giám sát), sau đó tiến hành tập hợp, tổng hợp các ý kiến. Trong tháng 2 và tháng 3/2023, trên cơ sở tổng hợp báo cáo kết quả của các đối tượng giám sát và báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tại địa phương, báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Đoàn giám sát sẽ giám sát trực tiếp tại một số bộ, ngành, địa phương. Trong đó, chú trọng những nơi có tình hình nổi bật, có tính đại diện về vùng, miền, kinh tế - xã hội, là điểm nóng về dịch Covid-19, có vấn đề nổi cộm về y tế cơ sở, y tế dự phòng trong thời gian vừa qua. Tổ chức 1 hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và phòng, chống dịch. Trong tháng 3/2023, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với Chính phủ để thống nhất các nội dung của Báo cáo kết quả giám sát. Trước 31/3/2023, Đoàn giám sát hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, phim minh họa và dự thảo Nghị quyết để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2023. Trong tháng 5/2022, Đoàn giám sát trình Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5. |
下一篇:Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
相关文章:
- Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Có những loại hình ngân hàng nào?
- Giá vàng nhẫn 'bốc hơi' 1,75 triệu đồng/lượng ngay sau khi mở cửa
- Credit Card là gì?
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng, công nghiệp phụ trợ
- Phó Thủ tướng: Sẽ xử lý tiếp 2 ngân hàng 0 đồng
- Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm
- Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- 'Chưa bao giờ Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục thí điểm quản lý thuốc lá mới'
相关推荐:
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Tờ 500 đồng còn lưu hành?
- Tờ 500 đồng còn lưu hành?
- Tăng hàng triệu chỗ ngồi, giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 vẫn cao ngất ngưởng
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Top những trò chơi cảm giác mạnh không thể bỏ qua khi đến Nha Trang
- 'Hoa hồng' livestream vài tỷ đồng, Phạm Thoại nói ‘không quan tâm đến tiền’
- Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp
- Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận Thương hiệu Quốc gia
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- “Trợ lý ảo” VAV