发布时间:2025-01-10 01:11:48 来源:88Point 作者:La liga
Nhiều hình thức giám sát
Trong một văn bản gửi Văn phòng Chính phủ mới đây về công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa TNTX, Bộ Tài chính cho biết: Theo quy định hiện hành, tất cả hàng hóa kinh doanh TNTX đều được cơ quan Hải quan thực hiện giám sát từ khi tạm nhập cho đến khi tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Việc giám sát của cơ quan Hải quan được thực hiện theo các phương thức quy định trong văn bản quy phạm (Nghị định 154/2005/NĐ-CP, Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Thông tư 194/2010/TTBTC; Thông tư 128/2013/TT-BTC…) và các quy trình giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu của Tổng cục Hải quan.
Theo đó, cơ quan Hải quan thực hiện giám sát trực tiếp của công chức Hải quan; giám sát bằng niêm phong hải quan; giám sát bằng các phương thức kỹ thuật khác (mô tả chi tiết hàng hóa, chụp ảnh hàng hóa và phương tiện, kiểm tra trọng lượng hàng hóa và phương tiện vận tải…).
Thực tế thời gian qua, cơ quan Hải quan áp dụng việc giám sát hải quan bằng niêm phong hải quan trong suốt thời gian hàng hóa được lưu giữ và vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
Áp dụng việc giám sát trực tiếp của công chức Hải quan khi thực hiện dỡ hàng chuyển tải, chia nhỏ container phục vụ vận chuyển hoặc xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng không thể giám sát hải quan bằng phương thức niêm phong hải quan thì thực hiện bằng phương thức kỹ thuật khác (nhưng trường hợp này thực tế phát sinh rất ít).
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, khi áp dụng seal định vị trong giám sát hải quan, cơ quan Hải quan sẽ triển khai sử dụng seal định vị để giám sát đối với các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọngbên cạnh việc áp dụng các phương thức kỹ thuật như mô tả chi tiết, chụp ảnh hàng hóa và phương tiện, kiểm tra trọng lượng hàng hóa và phương tiện.
Kiến nghị giảm thời gian lưu giữ tại Việt Nam
Theo dõi quá trình thực hiện công tác quản lý hàng kinh doanh TNTX của cơ quan Hải quan thời gian qua cho thấy, bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm được giao, Tổng cục Hải quan đã chủ động đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi nhiều bất cập liên quan đến loại hình này, nhất là khi vấn đề ách tắc của hàng hóa kinh doanh TNTX nổi lên ở khu vực cảng Hải Phòng, biên giới phía Bắc từ những năm 2010.
Theo Bộ Tài chính, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hàng kinh doanh TNTX, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch 46/KH-TCHQ ngày 30-7-2010, Kế hoạch 98/KH-TCHQ ngày 22-6-2012 để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm liên quan đến hoạt động TNTX.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định: “Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 120 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất”.
Như vậy, thực tế hàng hóa TNTX được lưu giữ tại Việt Nam tối đa tới 180 ngày. Trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam dài như vậy, doanh nghiệp được phép đưa hàng ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan và tự chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ nên vẫn còn phát sinh vi phạm.
Trước bất cập nêu trên, Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng đã kiến nghị Chinh phủ sửa đổi trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
Cụ thể, Nghị định 187 quy định: “Hàng hóa TNTX được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng TNTX. Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế”.
Với quy định mới, thời gian lưu giữ hàng hóa TNTX tại Việt Nam giảm 60 ngày so với trước, điều này cũng giúp công tác quản lý của cơ quan Hải quan và lực lượng chức năng thuận lợi hơn.
Liên quan đến việc báo cáo, cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho hay, trong quá trình xây dựng Thông tư số 05/2013/TT-BCT và Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã nhiều lần có ý kiến tham gia đề nghị Bộ Công Thương bỏ quy định nội dung về trách nhiệm của Tổng cục Hải quan (trong đó có việc báo cáo số liệu hàng tháng) tại Thông tư của Bộ Công thương (gồm các văn bản số 17802/BTC-TCHQ ngày 23/12/2013, văn bản số 10561/BTC-TCHQ ngày 03/8/2015) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 7-9-2012 và công văn số 1757/TTg-KTTH ngày 31-10-2013. Tuy nhiên, nội dung này không được Bộ Công Thương tiếp thu. Mặt khác, từ khi Thông tư số 05/2014/TT-BCT có hiệu lực đến nay, Bộ Công Thương chưa có văn bản trao đổi, thống nhất tiêu chí thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng như quy định tại Khoản 4 Điều 20 Thông tư này. Ngày 15-8-2014, Bộ Công thương có công văn 604/XNK-TMQT về việc cung cấp thông tin định kỳ tháng, quý, năm đối với mặt hàng kinh doanh TNTX theo mặt hàng, cửa khẩu TNTX. Tuy nhiên, trên cơ sở dữ liệu điện tử của Tổng cục Hải quan không có thông tin về Giấy phép của Bộ Công Thương theo loại hình TNTX nên không thể cung cấp được theo yêu cầu. “Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Tổng cục Hải quan trực tiếp trao đổi, làm việc với đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương để đưa ra tiêu chí thông tin và phương án trao đổi thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh TNTX theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 05/2014/TT-BCT”- Bộ Tài chính khẳng định. |
相关文章
随便看看