Những năm qua,Đầutưnhàmáycấpnướcthôngminhđápứngtốthơnnhucầukháchhàbd tl tbn Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã mạnh dạn đầu tư khoa học - công nghệ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao lĩnh vực cấp nước của khách hàng. Hệ thống cấp nước thông minh cho phép quản lý giám sát chặt chẽ cơ sở hạ tầng, cập nhật dữ liệu thường xuyên, tối ưu hóa hiệu quả quản lý và tiết kiệm nước, chi phí sản xuất.
Chú trọng đầu tư công nghệ cao Ông Trần Chiến Công, Tổng Giám đốc Biwase, chia sẻ trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn Bình Dương tăng cao, Biwase xác định đây chính là cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo đảm nhu cầu cấp nước sạch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. “Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là xu hướng tất yếu của các ngành sản xuất, trong đó có ngành nước. Trong những năm qua, bên cạnh quan tâm phát triển hạ tầng đồng bộ, bền vững, việc phát triển vận hành hệ thống cấp nước thông minh cũng có vai trò rất quan trọng, không chỉ hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu mà còn góp phần bảo đảm an toàn, tối ưu hệ thống cấp nước thông minh của Biwase trên địa bàn tỉnh”, ông Trần Chiến Công cho biết. Có thể thấy, thời gian qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ đã giúp Biwase tạo được bước đột phá trong vận hành nhà máy. Cụ thể, Biwase đã đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy nước hiện đại, theo hướng tự động hóa, vận hành thông minh qua đầu tư thiết bị, phần mềm như GIS (công cụ dùng để thu thập, phân tích, lưu trữ dữ liệu và tạo lập bản đồ truyền từ các hệ thống định vị như GPS để sử dụng trong quản lý tài sản, quản lý khách hàng và chống thất thoát, thất thu); phần mềm tra cứu và quản lý khách hàng... Các phần mềm có thể thực hiện điều khiển và thu thập dữ liệu qua SMS giúp nhân viên kỹ thuật điều khiển các trạm từ xa và các thông số sản xuất được tự động gửi đến người vận hành qua tin nhắn. Dữ liệu các nhà máy cũng được Biwase đưa lên hệ thống điện toán đám mây, từ đó có thể giám sát, điều khiển tất cả các hoạt động nhà máy từ xa bằng thiết bị di động. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa cho phép Biwase chẩn đoán lỗi, bảo trì, sửa chữa phần mềm từ xa mà không cần phân công cán bộ chuyên môn đến nhà máy để chẩn đoán. Không chỉ vậy, để đặt nền móng cho việc số hóa, Biwase cũng ứng dụng tự động hóa phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao sự tương tác giữa các thiết bị và trạm điều khiểu. Chính nhờ tự động hóa mà các sự cố dù lớn hay nhỏ đều được nhanh chóng phát hiện và xử lý. Hiện nay, Biwase là một trong những đơn vị có tỷ lệ thất thoát nước thấp của cả nước, ở mức 5%.
Tối ưu hóaứng dụng Scada Scada (hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) với vai trò “trung tâm đầu não” thu thập, quản lý dữ liệu, tương tác và kiểm soát hoạt động của máy móc đang trở thành hệ thống điều khiển ưu việt, đang được ứng dụng trong hầu hết hệ thống sản xuất công nghiệp hiện nay, trong đó có lĩnh vực sản xuất nước sạch. Biwase đã đầu tư hệ thống Scada nhằm tận dụng các lợi ích của tự động hóa mang lại. Điểm nổi bật của hệ thống Scada chính là điều khiển hệ thống thiết bị từ xa an toàn, hiệu quả và phân tích, xử lý dữ liệu nhanh chóng. Việc ứng dụng Scada trong quản lý, điều hành đã giúp Biwase vận hành tự động chính xác và hiệu quả; vận hành trạm biến áp và trạm bơm trung thế mà không cần người trực, hóa chất được châm tự động, giám sát và quản lý chất lượng nước thực hiện online. Đồng thời, hệ thống camera sản xuất và camera an ninh được tích lập vào Scada có thể giúp nhân viên vận hành từ phòng điều khiển trung tâm có thể vận hành toàn bộ khu vực sản xuất. Nhờ ứng dụng công nghệ hàng đầu, điều khiển tự động hóa đã giúp nhà máy nước của Biwase vận hành ổn định, hiệu quả, chất lượng nước cung cấp được nâng cao. Biwase đang tiếp tục chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống các nhà máy cấp nước sạch thông minh phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
MINH DUY |