Ảnh minh họa |
Giá ổn định tại thị trường trong nước
Khảo sát tại An Giang, giá lúa đồng loạt ổn định. Cụ thể, lúa IR 50404 được duy trì trong khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Lúa OM 5451 trong khoảng 6.300 - 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Lúa OM có giá ổn định ở mức 6.800 đồng/kg. Giá lúa Đài thơm 8 trong khoảng 6.800 - 7.000 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá là 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Cùng thời điểm khảo sát, giá nếp lặng sóng. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá 6.200 đồng/kg. Giá nếp AG (khô) trong khoảng 8.200 - 8.400 đồng/kg. Nếp Long An (khô) có giá trong khoảng 8.600 - 8.800 đồng/kg. Giá nếp ruột trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, ghi nhận tại chợ An Giang, giá cũng chững lại. Hiện giá gạo thường trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường có giá trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 16.000 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái ở mức 18.000 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán ở mức 18.500 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Tăng 3 USD/tấn trên thị trường xuất khẩu
Phiên giao dịch sáng 2/6, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang được chào bán ở mức 498 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với 1/6. Theo đó, gạo 25% tấm giao dịch ở mức 483 USD/tấn.
Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH san xuất thương mại Phước Thành IV cho biết, nhu cầu mua tăng cao khiến lượng đơn hàng tháng 4 và 5 nhiều, các khách hàng đều yêu cầu giao ngay nên sản lượng xuất khẩu tập trung trong thời gian này. Các doanh nghiệp gần như vét sạch kho để xuất khẩu, giờ chờ thu mua gạo vụ mới thì mới có hàng giao tiếp.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá năm nay xuất khẩu gạo gặp thuận lợi nhất. Nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc và Malaysia đều tăng mạnh. Cùng với đó, gạo xuất khẩu sang các thị trường mới như Indonesia, một vài quốc gia châu Phi tăng đột biến. Ngoài ra, gạo thơm Việt Nam thực hiện xúc tiến thương mại thêm tại các thị trường ngách và ngày càng có vị thế riêng đã giúp bức tranh xuất khẩu gạo "thêm rực rỡ"./.