【kq shanghai port】Nhập nhèm báo cáo tài chính của DN niêm yết

时间:2025-01-25 10:43:52来源:88Point 作者:Cúp C2

nhap nhem bao cao tai chinh cua dn niem yet

Việc DN giấu lỗ khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán. Ảnh N. Hiền

Đây là hiện tượng không mới,ậpnhèmbáocáotàichínhcủaDNniêmyếkq shanghai port song lại cho thấy chất lượng các báo cáo tài chính của DN đang ở mức báo động, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư luôn trông chờ vào kết quả kinh doanh của DN để đưa ra đánh giá và quyết định đầu tư vào cổ phiếu của chính DN đó.

Cụ thể, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 (đã soát xét) của Công ty CP Than Núi Béo – Vinacomin (NBC) ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 2,49 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập của công ty, khoản lợi nhuận này lên tới 8,9 tỷ đồng. Như vậy, khoản lãi của NBC đã “hụt” hơn 6,4 tỷ đồng sau khi tiến hành kiểm toán.

Giải thích về sự chênh lệch này, NBC cho biết, Công ty Cổ phần than Núi Béo - Vinacomin là Công ty con của Vinacomin nên phải thực hiện theo quy chế quản lý của Vinacomin. Theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì ngày 20-7-2013 là thời hạn cuối cùng Công ty phải nộp báo cáo tài chính quý 2-2013, tuy nhiên đến ngày 25-7-2013, Vinacomin mới tiến hành thanh quyết toán doanh thu chí phí cho Công ty. Thêm vào đó, giá bán than của công ty bán cho Vinacomin trong năm 2013 giảm so với năm 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cộng với việc chi phí phát sinh ngoài công nghệ đã được công ty hạch toán vào chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 nhưng khi quyết toán Vinacomin chưa thanh toán mà để lại thanh toán vào 6 tháng cuối năm 2013 dẫn đến làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

Tương tự như NBC, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét của Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA) dù doanh thu có sự tăng nhẹ 4% song lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm tới 58%, giảm từ 10,38 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,3 tỷ đồng. So sánh giữa hai bản báo cáo, có thể thấy chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng gấp đôi chính là nguyên nhân dẫn đến sự biến động lợi nhuận sau soát xét của ITA.

Đáng chú ý, trong danh sách các DN phải điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính có không ít DN đang lãi bỗng dưng chuyển thành lỗ. Tiêu biểu như trường hợp của Công ty CP Sông Ba (SBA) bất ngờ lỗ gần 13 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi tại báo cáo tài chính tự lập, công ty lãi tới 10 tỷ đồng.

Tổng giám đốc SBA Phạm Phong cho biết, hoạt động sản xuất thủy điện phụ thuộc vào thời tiết và mùa trong năm nên công suất hoạt động thực tế các tháng phân bổ không đều. Sản lượng điện mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9 chỉ chiếm khoảng 50% sản lượng điện cả năm và sản lượng điện các tháng còn lại chiếm đến 50%, khiến cho doanh thu thực hiện không đều các tháng trong năm. Trong khi đó, lãi vay phải trả đều hàng tháng, nếu ghi nhận toàn bộ khoản lãi vay này vào chi phí sẽ đẫn đến kết quả kinh doanh từng quý biến động rất lớn và phản ánh chưa phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của SBA.

Để phản ánh đúng tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, SBA đã phân bổ chi phí lãi vay phát sinh liên quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy thủy điện Krông H’năng trong 6 tháng đầu năm theo kế hoạch sản lượng điện năm 2013 đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm 2013 và phần lãi vay còn lại chưa phân bổ sẽ được ghi nhận toàn bộ vào cuối năm tài chính 2013 để xác định kết quả kinh doanh theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi lập báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, kiểm toán yêu cầu phải tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán là ghi nhận toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Do đó, SBA phải điều chỉnh bổ sung thêm 22,7 tỷ đồng chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2013 chưa phân bổ. Chính điều này đã khiến lợi nhuận sau thuế trong báo cáo tài chính sau soát xét có sự biến động.

Một DN khá tên tuổi trên sàn chứng khoán là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng đã phải ngậm ngùi điều chỉnh khoản lỗ từ 39,5 tỷ đồng (báo cáo tài chính tự lập) tăng lên mức gần 54 tỷ đồng (báo cáo tài chính đã soát xét). Nguyên nhân được KBC đưa ra là do tính lại phần thuế thu nhập DN hoãn lại ở công ty con là Công ty CP Phát triển Đô thị Sài Gòn – Tây Bắc. Khoản lỗ tại Công ty CP Sông Đà 1 cũng tăng từ 13 tỷ đồng lên tới 21 tỷ đồng tại báo cáo tài chính công ty mẹ đã soát xét... Nhiều công ty khác như Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang, Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Viễn Đông, Công ty CP Xây dựng số 15, Công ty CP Đầu tư và Thương mại dầu khí Nghệ An, Công ty CP Đầu tư PV2... cũng góp mặt vào danh sách các DN phải điều chỉnh số liệu lợi nhuận trong kỳ.

Tại mỗi DN này, việc chênh lệch số liệu đều được giải trình bằng một nguyên nhân được cho là rất chính đáng. Tuy nhiên, khó có thể chấp nhận một thực tế rằng ngày càng có nhiều DN rơi vào tình trạng “nhập nhèm” như trên, đặc biệt là với những DN có cổ phiếu vốn được xếp vào hàng trụ cột trên sàn chứng khoán. Bởi chính điều này đang bào mòn dần lòng tin của nhà đầu tư vào sự minh bạch của thị trường, và do đó, mục tiêu vực dậy thị trường chứng khoán sẽ càng trở nên trắc trở và xa vời hơn nữa.

Nguyễn Hiền

相关内容
推荐内容