当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ lệ cá cược phạt góc】Người Tài chính 正文

【tỷ lệ cá cược phạt góc】Người Tài chính

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-10 00:48:52
Người Tài chính - tâm hồn thi sỹ
Tác giả tại lễ trao giải Báo chí toàn quốc, ngày 21/6/2017.

Đội ngũ khai mở Thời báo, dù là kẻ non nớt như tôi, hay là các bậc cha chú mái tóc đã pha màu, vẫn mang đến ngôi nhà Thời báo những trái tim nhiệt huyết và sôi nổi nhất của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”.

Ban đầu cả tuần có 1 số báo, nhưng với điều kiện làm báo thời ấy, internet chưa có, còn phải đánh máy chữ in ra từng bài mang xuống nhà in, rồi ăn chực nằm chờ ở đó theo dõi ra can, bình bản… Tối về ngủ cũng không ngon vì sốt ruột không biết mai báo ra có sai ảnh, sai tít, bài có mất đầu mất đuôi hay xô lệch gì không? Chúng tôi ngồi ăn cơm bình dân cũng bàn chuyện sôi nổi về số báo, chụp được một vài tấm ảnh ưng ý cũng khoe “cả làng”, phóng viên đi công tác, anh em ở nhà đều trông ngóng… Phó Tổng biên tập Đào Ngọc Hùng từ làm tổ chức chuyển ngang sang trực tiếp chỉ đạo làm báo, những lúc căng thẳng, việc ông thường làm là… đi quanh phòng và lẩm nhẩm đọc thơ!

Bên cạnh những vất vả, bỡ ngỡ ban đầu, thì khá thú vị là báo đã xây dựng được những chuyên mục đầy tính chiến đấu, nhưng lại đậm chất nhân văn. Đấu tranh bằng những cách nói ví von, ẩn dụ, nói bóng nói gió nhưng sâu cay, đối tượng bị chỉ trích cũng “đau ra phết”. Có thể kể lại các chuyên mục dạng tiểu phẩm, tản văn như: Chổm, Đồng tiền muôn mặt, Đường ngược chiều… Các chuyên mục đó đã được những “cây đa cây đề” như nhà báo Đinh Bá Đào, Trần Đức Khang, Nguyễn Hữu Mão, Trần Đình Lương, Phạm Doãn Quân… múa bút làm mưa làm gió nhiều năm. Kể cả Phó Tổng biên tập Đào Ngọc Hùng có lúc quá tâm đắc với một đề tài, cũng tham gia viết chuyên mục. Cây bút trẻ như tôi muốn lắm cũng thỉnh thoảng mới được góp mặt. Tiểu phẩm còn thu hút hơn nữa khi được minh họa bằng nét vẽ tài tình của họa sỹ Ngọc Hùng, họa sỹ Lê Tâm.

Không chỉ thú vị, những chuyên mục đó còn là sự hồi hộp của chúng tôi, nghe ngóng phản hồi của bạn đọc sau mỗi kỳ báo ra. Gai góc là thế, nhưng những vị “Tổng tư lệnh” như Bộ trưởng Hồ Tế - vị Bộ trưởng khai sinh tờ báo, hay Thứ trưởng Tào Hữu Phùng – Tổng biên tập đầu tiên của báo cũng đều tâm đắc và ủng hộ những “góc văn chương” sắc sảo đó. Thứ trưởng Tào Hữu Phùng lúc sinh thời còn động viên báo nên phát triển những nội dung văn hóa văn nghệ như thế cho anh em trong ngành Tài chính đọc thư giãn và tham gia cộng tác nữa. Sau này, báo mở thêm chuyên mục "Tản mạn", tôi được mấy năm lãng đãng với chuyên mục này, thuần chất văn chương…

Nói đến văn chương, cũng nên điểm lại một số cây bút của báo, như anh Phạm Doãn Quân (người đã đi xa) - cây viết phóng sự và giữ một số chuyên mục của báo. Người làm sao, bài viết ra như vậy: trầm tĩnh và sâu sắc, đầy chiêm nghiệm. Anh Lê Thiết Thạch, người rất có duyên với các giải báo chí, cũng vô cùng có duyên, hài hước khi nói chuyện. Tôi nhớ anh có loạt bài được giải báo chí: "Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm", viết về công tác đền ơn đáp nghĩa. Anh Hồ Phú Hội với những bài báo về vấn đề kinh tế viết bằng ngôn ngữ văn chương. Chẳng hạn khi anh viết về các dự án treo, anh lấy tiêu đề bài báo là “Mênh mông đồng cỏ nuôi bò”. Và câu kết, anh miêu tả đồng cỏ xanh xa xăm hút tầm mắt, có mấy con bò thủng thẳng gặm cỏ, dưới ánh mặt trời đang khuất dần… cứ như anh đang vẽ bức họa đồng quê… Các anh khiến cho bạn đọc nhớ đến Thời báo Tài chính bằng chất văn trong báo.

Chỗ này tôi cũng xin mấy dòng kể về mình - hậu sinh của mấy anh. Loạt bài được giải C Báo chí Quốc gia của tôi là về cuộc chiến chống thực phẩm bẩn - vấn đề luôn thời sự. Bài báo được giải B Giải báo chí Mặt trận Tổ quốc của tôi mang tên “Những cánh bèo trôi”, viết về những thân phận được giúp đỡ bởi một bà má phúc hậu… Những bài báo của mấy anh em tôi viết sâu về các vấn đề xã hội, có chút phân tích, bình luận, lại thêm một chút văn vào dễ thu hút các giám khảo chăng?

Vừa rồi là nói chuyện “văn trong báo”, còn hơn thế nữa, là chuyện làm thơ, viết văn thật sự, thì ở Thời báo Tài chính cũng đâu có hiếm. Phía Nam thì có anh Phạm Đức Mạnh ra mấy tập thơ rồi, đến nay nghỉ hưu đã lâu mà “tằm vẫn nhả tơ” đều. Anh Lương Minh chuyên viết ký sự về các chợ khắp Nam kỳ. Anh Châu Nho, trước đây là Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Thời báo thì là một nhà thơ chính thống, nhà báo chỉ là “kiêm” thôi!...

Các anh, các chị, các em ở Thời báo, có thể còn có người làm thơ, làm văn mà tôi chưa được biết. Cũng có thể, mai kia, nguyên Tổng biên tập Phạm Văn Hoành (nay đã sang làm Tổng biên tập Tạp chí Tài chính), hay Tổng biên tập đương nhiệm Phạm Thu Phong sẽ cho ra mắt vài tập thơ, nhạc hay tiểu thuyết chăng? Không điều gì là không thể, vì anh Hoành trông tưởng khô, mà hát mấy bài tủ của Ngọc Sơn thì cũng “đổ” gọi là… “hết nước chấm”. Anh Phong lúc nào cũng tất bật lo công việc, đời sống cho báo, nhưng khi nào cần “diễn”, nhất là những ngày dành cho một nửa xinh đẹp của thế giới, thì anh nói "con kiến trong lỗ cũng phải chui ra". Anh Đặng Đức Long - nguyên Phó Tổng biên tập báo thì yêu văn nghệ lắm. Anh tham gia cuộc thi giọng hát nhà báo và ẵm giải luôn. Đặc biệt, anh thích hát chèo và hát chèo hay nên còn được gọi là “Long chèo”…

Còn một người đã ra đi xa chúng ta, mà không thể không nhắc đến. Di sản thơ đồ sộ của ông còn đó - cố nhà thơ, Tổng biên tập Hoàng Trần Cương. Tháng 5 vừa qua, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho tác phẩm trường ca Trầm tích. Trước đó, ông đã được trao nhiều giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp của mình.

***

Tôi luôn hình dung Thời báo Tài chính là ngôi nhà nhỏ, giữa ngôi nhà lớn ngành Tài chính. Mà ngành Tài chính lúc đầu tôi tưởng “khô như ngói”, nhưng hóa ra lại không như thế.

Người Tài chính - tâm hồn thi sỹ

Những cái tên, những gương mặt thân thương đã ở lại với Thời báo nhiều năm hay chỉ giống như người bạn đến chơi nhà, nhưng mỗi một người đều đã để lại những hương sắc cho Thời báo hôm nay.

... Xin cảm ơn tất cả! Tôi hạnh phúc được thấy mình trong đó, giữa những vòng tay!

Trần Thị Kim Thanh - Phó Tổng Biên tập TBTCVN

Ví dụ như, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp năm 2022 vừa ra cuốn truyện ký “Cõi xưa” - một cuốn tự truyện về thời đi học. Anh Nguyễn Trọng Nghĩa - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế - đơn vị được coi là “vừa khó, vừa khổ, vừa khô” nhất Bộ, tâm hồn thơ lai láng, anh đã xuất bản rất nhiều tập thơ. Anh Trần Mạnh Phú - nguyên Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam của Bộ Tài chính, nếu ai được gặp, được nghe anh đọc những vần thơ anh sáng tác thì thật sự bị cuốn hút bởi thần thái của anh, rất bay bổng, rất lãng mạn. Anh Tạ Văn Xuyên - nguyên Cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Phúc, ngoài thời gian dành cho công việc, anh để tâm hồn mình vào cây sáo trúc. 10 năm trước, trong Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Thời báo Tài chính Việt Nam tại Tam Đảo, anh đã thổi một bản nhạc du dương bằng cây sáo trúc tặng chúng tôi. Để rồi, 10 năm qua, tiếng sáo của “một người bạn thân Thời báo” vẫn trong lòng mọi người, nối chúng ta vào nhau bằng một dòng âm thanh vô hình nhưng bền chặt…

Đến đây tôi xin phép nói rộng ra một chút, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc – Tư lệnh ngành của chúng ta bây giờ, bận rộn là thế, căng thẳng là thế mà vẫn để một góc riêng dành cho sáng tác thơ, nhạc đấy thôi! Phải chăng con người Tài chính vốn mang tâm hồn thi sỹ, bay bổng một chút sẽ giúp cuộc sống chúng ta hạnh phúc hơn!

***

30 năm ấy, biết bao nhiêu tình...

Tôi chỉ là một trái tim hồng bé nhỏ trong ngôi nhà Thời báo, giữa ngôi nhà rộng lớn ngành Tài chính của chúng ta. Ngôi nhà Thời báo được kiến thiết nên vóc hình như ngày nay là nhờ sự chung tay vun đắp với tình yêu thương của ngành Tài chính, của những con người Tài chính.

Những dòng viết trên đây giống như những thước phim lướt nhanh, chấm phá. Những cái tên, những gương mặt thân thương đã ở lại với Thời báo nhiều năm hay chỉ giống như người bạn đến chơi nhà, nhưng mỗi một người đều đã để lại những hương sắc cho Thời báo hôm nay.

Xin cảm ơn tất cả! Tôi hạnh phúc được thấy mình trong đó, giữa những vòng tay!

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh