【bóng wap】Thách thức mới trong điều hành tỷ giá

时间:2025-01-26 22:01:57 来源:88Point
ADB: Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá linh hoạt hơn
Tránh đề ra các mục tiêu “cứng” đối với công tác điều hành tỷ giá
Hạn chế đầu cơ với cách điều hành tỷ giá mới
Điều hành tỷ giá: Khi DN gọi điện cho Thống đốc bảo "đừng"
Thách thức mới trong điều hành tỷ giá
Tỷ giá USD và VND trên thị trường trong nước vẫn đang ổn định. Ảnh: ST

Chính sách đã chủ động

Trên thị trường tiền tệ, câu chuyện “nóng” nhất những ngày qua là việc Mỹ đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách những nước có hành vi thao túng tiền tệ.

Theo lý giải của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam đã vi phạm 3 tiêu chí mà Mỹ đề ra. Cụ thể, lũy kế 12 tháng tính đến tháng 6/2020, thặng dư thương mại với Mỹ đạt 8 tỷ USD - vượt ngưỡng cho phép 20 tỷ USD; thặng dư cán cân vãng lai đạt 1 tỷ USD, tương đương 4,6% GDP, lớn hơn ngưỡng 2% cho phép; mua ròng ngoại tệ giá trị 17 tỷ USD, tương đương 5,1% GDP - vượt ngưỡng 2% cho phép.

Đánh giá khách quan về nhận định của Bộ Tài chính Mỹ, TS Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ là một việc làm mang tính chủ quan, đơn phương từ phía Bộ Tài chính Mỹ, chưa nhìn nhận đa chiều và chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng thế giới - WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển nhanh, độ mở cao và cần thiết phải có các công cụ (phù hợp thông lệ quốc tế) cho phát triển kinh tế bền vững, an toàn, có khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá theo biến động của rổ tiền tệ các nước có quan hệ kinh tế lớn với Việt Nam. Chính sách điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt cùng với chính sách tài khóa thận trọng đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Theo IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2019 chỉ ở mức tương đương 3,5 tháng nhập khẩu (cao hơn một chút so với mức khuyến nghị tối thiểu 3 tháng nhập khẩu của IMF), nhưng thấp hơn nhiều so với mức 5 tháng nhập khẩu của Singapore, 8 tháng của Philippines, Hàn Quốc hay 9 tháng của Thái Lan và 14 tháng của Trung Quốc.

Từ năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nêu rõ về giá trị Việt Nam nhận được trong mối quan hệ thương mại với Mỹ. Trong đó, Thủ tướng đã lấy ví dụ về trường hợp giày Nike khi đó đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm. Thủ tướng nêu rõ, nếu một đôi giày có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD, còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng. Vì thế, NHNN cũng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

VND có thể phải mạnh lên

Những lý giải trên đã phần nào cho thấy, Việt Nam đang bị “oan” trước cáo buộc của Mỹ. Nhưng dù đúng, dù sai, thì chính sách tiền tệ và việc điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, NHNN có thể sẽ phải hạn chế việc mua ngoại tệ và tiếp tục hạ giá mua vào USD tại Sở giao dịch NHNN. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, khả năng cao nhất là Việt Nam sẽ phải hạn chế can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối với quy mô lớn, đồng nghĩa với việc để VND mạnh lên.

Thực tế, từ đầu tuần đến nay, NHNN đã liên tục tăng tỷ giá trung tâm lên tới 29 đồng so với phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên, ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại vẫn ở mức ổn định, nguyên nhân do thanh khoản ngoại tệ tại các ngân hàng vẫn dồi dào nên chưa chịu áp lực tăng giá theo tỷ giá trung tâm.

Nói về những rủi ro trước quyết định này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế, Học viện Tài chính cho rằng, bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ thì chúng ta có thể sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử trong việc áp thuế và định giá hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hơn nữa, nếu Việt Nam tăng giá VND sẽ khiến nhiều chi phí trong thanh toán, lãi vay đắt đỏ hơn. Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có giải pháp ứng phó như tăng chất lượng, tạo sự hấp dẫn... để tăng sức cạnh tranh, không dựa vào giá cả.

Đồng quan điểm, theo các chuyên gia BVSC, việc VND mạnh lên sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu VND chịu áp lực tăng giá dưới 5% thì hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mất đi lợi thế. Ở chiều ngược lại, điểm tích cực khi VND lên giá là sẽ tạo thuận lợi cho hàng nhập khẩu cũng như giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót vốn vào Việt Nam. Dù vậy, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh vẫn nhận định, NHNN nên kiên trì ổn định chính sách về điều hành tiền tệ, nhưng cơ quan này cần có giải thích rõ hơn, làm việc, trao đổi một cách trực tiếp và đầy đủ hơn các vấn đề có liên quan tới Bộ Tài chính Mỹ. Trên cơ sở đó, phía Mỹ thấy được điều kiện, những hoàn cảnh phía Việt Nam đang thực thi các chính sách của mình.

Theo giới chuyên gia, việc Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ chủ yếu về vấn đề thương mại, không liên quan nhiều đến vấn đề tiền tệ. Nên phía NHNN cũng cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

推荐内容