【bxh hàn】Ngân hàng cùng doanh nghiệp vượt khó
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 15:47:53 评论数:
Hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục được Chính phủ ban hành | |
Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó | |
Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó,ânhàngcùngdoanhnghiệpvượtkhóbxh hàn nên hay không nên ưu đãi thuế, phí? | |
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp |
Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để mang lại hiệu quả mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. |
Qua “cơn hiểm nghèo” nhờ ngân hàng
Trong thời gian dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, nhu cầu đi lại giữa các địa phương giảm mạnh, các tuyến xe buýt ngưng hoạt động, dịch vụ xe đưa đón học sinh cũng tạm ngừng khiến cho doanh thu quý I/2020 của HTX Vận tải du lịch Thanh Sơn giảm tới 50%. Trong khi đó, các chi phí liên quan đến bến bãi, phí bảo trì đường bộ, nhân viên, bảo hiểm… vẫn phải thanh toán đầy đủ. Trong tình hình đó, bà Phạm Thị Thanh, Giám đốc HTX cho biết, Ngân hàng OCB thực hiện ân hạn nợ gốc trong 3 tháng 4, 5 và 6/2020 và gia hạn thời gian trả lãi gần 3 tháng giúp giảm bớt áp lực tài chính cho HTX. Mới đây, HTX cũng được OCB phát hành thư bảo lãnh dự thầu, hỗ trợ xác nhận số dư thanh khoản cao để tham gia dự thầu. Kết quả công ty đã trúng được 2 gói thầu mới.
Ông Nguyễn Văn Phong, đại diện Công ty Việt Phú Thịnh cũng chia sẻ, trong thời gian dịch bệnh, nhiều đối tác đã đề nghị ngưng hợp đồng, nhiều lô hàng về đến cảng nhưng khách hàng không trả tiền mà đề nghị giảm giá… “Rất may ngân hàng Eximbank đã tung ra phao cứu sinh giúp DN vơi bớt khó khăn. Đặc biệt là với những hồ sơ chiết khấu bằng USD, Eximbank đã đồng ý cho công ty mua USD để trả nợ, một số L/C đến hạn nhưng chưa thanh toán cũng được ngân hàng gia hạn, chi phí chuyển tiền cũng cắt giảm…” – ông Phong nói.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN cho biết, tính đến hết tháng 5, ngành ngân hàng hỗ trợ cho khoảng 612.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đã cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 223.000 khách hàng với dư nợ 151.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho 220.000 khách hàng với dư nợ 1,4 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5 - 2% tính từ 23/1 đến nay đã đạt 767.000 tỷ đồng đối với 169.000 khách hàng. Riêng tại TPHCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, tính đến cuối tháng 4/2020, đã có gần 224.000 khách hàng được nhận các hỗ trợ, như: Giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp và giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp, tổng dư nợ được hỗ trợ đạt gần 291.000 tỷ đồng. Cùng với đó, về cho vay ưu đãi ngắn hạn bằng VND (lãi suất không quá 5%) đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên, dư nợ tính đến cuối tháng 4/2020 đã đạt 165.000 tỷ đồng với 31.538 khách hàng. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 71%, đạt 117.035 tỷ đồng. |
Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Việt Thắng Jean cũng cho hay, công ty đã được Ngân hàng Agribank hạ lãi suất vay ngắn hạn, cơ cấu lại thời gian trả nợ gốc và lãi trung hạn, đồng thời giảm các chi phí dịch vụ thanh toán… Trong khi đó, ông Trần Lâm Hồng, đại diện Saigon Coop cho biết, các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, VietinBank, HDBank… đã hỗ trợ cho công ty trong việc triển khai các giải pháp thanh toán hiện đại theo tinh thần thanh toán không dùng tiền mặt và đã mang lại hiệu quả rất lớn trong thời gian dịch bệnh. Công ty cũng đã cùng một số ngân hàng như VIB, Vietcombank, HDBank thực hiện các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng nhằm chia sẻ khó khăn về nguồn vốn cho các nhà cung cấp hàng hóa của Saigon Coop.
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM cũng đánh giá rất cao các chính sách hỗ trợ của ngân hàng đối với DN thời gian qua. Theo ông Việt Anh, mặc dù ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đứng trước nguy cơ nợ xấu gia tăng, doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nhưng các ngân hàng vẫn rất tích cực chia sẻ khó khăn với cộng đồng DN.
Tiếp tục tháo gỡ, mở rộng đối tượng
Dù đã có những kết quả tích cực, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều DN chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của ngân hàng, nhiều DN cho rằng các hỗ trợ cần mạnh mẽ hơn nữa mới có thể giúp DN vượt qua khó khăn.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, đến nay, số lượng DN ngành lương thực thực phẩm được nhận hỗ trợ của ngân hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo đó, vướng mắc nằm ở chính quy định DN phải chứng minh được thiệt hại từ dịch Covid-19. Cụ thể, thời điểm tết Nguyên đán rơi vào tháng 1 nên doanh thu của các DN lương thực thực phẩm đều tăng 30-50%, do đó, DN rất khó để chứng minh được sự sụt giảm doanh thu để được giảm lãi suất, cơ cấu nợ…
Còn theo ông Việt Anh, có những DN đã rơi vào khó khăn ngay từ khi bắt đầu dịch bệnh, nhưng cũng có những DN vốn khỏe mạnh song hiện đã bắt đầu yếu đi. “Không nên chỉ tập trung vào những người bệnh nặng mà ngân hàng cần hỗ trợ cả những DN khỏe để họ có nguồn lực nắm bắt cơ hội và bứt phá. Bởi đây chính là những con sếu đầu đàn dẫn dắt các DN tiến theo” – ông Việt Anh nhìn nhận.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ, sự hỗ trợ của các ngân hàng đều là sự chia sẻ từ chính nguồn lực của ngân hàng, bao gồm cắt giảm chi phí, lợi nhuận, thậm chí là tiền lương của nhân viên. Thời gian qua, các ngân hàng đã triển khai rất tích cực các quy định về hỗ trợ khách hàng như miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ, cho vay mới ưu đãi. Điển hình như tại Ngân hàng Agribank, ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, qua rà soát, có 154.000 tỷ đồng dư nợ trong hệ thống Agribank bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong số này, ngân hàng đã cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho gần 10.000 khách hàng với dư nợ 43.000 tỷ đồng. Riêng địa bàn TPHCM có 25.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng và hiện đã cơ cấu, miễn giảm lãi khoảng 15.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Mới đây, Agribank cũng triển khai gói tín dụng mới với lãi suất giảm 2,5%. Theo đó, có những đối tượng, ngành nghề được vay với lãi suất chỉ 4,5%. Hiện ngân hàng đã triển khai được gần 20.000 tỷ đồng trong gói này và dự kiến trong quý III/2020 sẽ thực hiện xong gói tín dụng này.
Các ngân hàng đều khẳng định, quy trình cho vay luôn phải đảm bảo đúng quy định, không hạ chuẩn bởi đã là chính sách thì phải có điều kiện áp dụng để bảo vệ cả ngân hàng và DN, tránh trục lợi chính sách. Về vấn đề này, ông Đào Minh Tú cho hay, NHNN đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư 01 sửa đổi, bổ sung dựa trên các ý kiến phản ánh thực tế của ngân hàng và DN khi triển khai các gói hỗ trợ cho DN. Các quy trình, thủ tục sẽ được điều chỉnh thông thoáng hơn cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống. Chủ trương của NHNN là hỗ trợ không chỉ các DN yếu mà cả những DN khỏe để giúp họ sớm bứt phá.