【kết quả bán kết c1】Doanh nghiệp Việt Nam và công cuộc thải bỏ chất thải nhựa

时间:2025-01-24 22:13:05 来源:88Point
(VTC News) -

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa,ệpViệtNamvàcôngcuộcthảibỏchấtthảinhựkết quả bán kết c1 chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế và hỗ trợ tham gia tái chế nhựa là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tuần hoàn nhựa, gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các giải pháp này cần tập trung giải quyết các vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.

Vướng nhiều rào cản

Theo TS. Nguyễn Đình Đáp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nguồn phế liệu nhựa thải ra tới gần 18.000 tấn/ngày, giá phế liệu rất thấp. Do đó, hạt nhựa tái chế từ chất thải nhựa sinh hoạt có giá thấp hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa theo thống kê tăng trung bình 20%/năm. 

Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển ngành nhựa tái chế là rất lớn, đồng thời kinh doanh tái chế chất thải nhựa cũng mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng cho sản xuất nhựa nguyên sinh, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ; giải quyết hàng loạt vấn đề môi trường như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất...

Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, nếu sử dụng được nguồn nguyên liệu nhựa tái chế ở mức 35-50%/năm, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất hơn 15%. Trong khi đó, theo Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng cao, chỉ sau rác thực phẩm trong chất thải rắn đô thị.

Rác thải nhựa là mối bận tâm lớn của các doanh nghiệp.

Các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép và ngành điện đang phải tiêu thụ một lượng than khổng lồ. Rác thải nhựa không thể tái chế có thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy bằng phương pháp đồng xử lý. Từ đó, các nhà máy sẽ cắt giảm được lượng than tiêu thụ nhờ thu hồi năng lượng từ việc đốt rác thải nhựa không thể tái chế. Hiệu quả năng lượng sẽ cao hơn nhiều so với các nhà máy chuyển đổi rác thải thành năng lượng thông thường.

Tuy nhiên, số lượng các nhà máy xử lý rác thải nhựa của Việt Nam còn quá ít, dẫn đến sự lãng phí “tài nguyên rác” như hiện nay. Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải lại gia tăng thêm 10%, tương đương hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu phục vụ sản xuất, tổng lượng phế liệu nhựa thu mua chỉ khoảng 10% của tổng chất thải nhựa tồn lưu mỗi năm, bị phát tán vào môi trường.

Nhìn theo góc độ khác, nhiều doanh nghiệp cho rằng, định kiến của lãnh đạo địa phương đối với đầu tư lĩnh vực này và sự phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng do gây ảnh hưởng chung chất lượng sống của người dân chính là rào cản lớn nhất của cho kế hoạch đầu tư nhà máy tái chế nhựa tại Việt Nam.

Thực tế tại Việt Nam, số lượng các công ty xử lý rác của Việt Nam còn quá ít, dẫn tới sự lãng phí “tài nguyên rác” như hiện nay. Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ.

Gia tăng giải pháp

Chính phủ đang không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa Việt Nam đầu tư hơn về công nghệ để tái chế rác thải nhựa. Điều này có thể giúp hạn chế tình trạng nhập khẩu phế liệu và xử lý tốt nguồn thải nhựa trong nước, bởi lẽ dù ngành nhựa tăng trưởng 15% - 20%/năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành này.

Lý giải thực tế trên, các chuyên gia môi trường cho rằng, có 2 nguyên nhân chính. Một là do việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Hai là chưa có những chính sách ưu đãi đầu tư cần thiết và phù hợp để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Để thúc đẩy thị trường tuần hoàn nhựa của Việt Nam, cần xem xét các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, thực hiện hiệu quả việc phân loại tại nguồn: Thể hiện sự quyết tâm đưa ra các mô hình, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xử lý thực trạng hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều động thái tích cực. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều doanh nghiệp thì việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải không phải là vấn đề khó, nhưng hiện nay ngành công nghiệp tái chế chất thải còn lạc hậu, manh mún là do rào cản định kiến của lãnh đạo địa phương khi đầu tư lĩnh vực này.

Chính phủ đang không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa Việt Nam đầu tư hơn về công nghệ để tái chế rác thải nhựa.

Tiềm năng phát triển ngành tái chế chất thải tại Việt Nam là rất lớn, song theo PGS.TS. Phùng Chí Sỹ- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, quan trọng là các cơ quan chức năng liên quan cần thực hiện hiệu quả hoạt động phân loại rác tại nguồn. Muốn tái chế và phát triển ngành tái chế để hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, đưa rác thải quay lại phục vụ đời sống thì chúng ta phải làm tốt phân loại rác thải tại nguồn. Đây là khâu quan trọng nhất. Thế nhưng hiện nay ở nước ta, nhựa phế liệu phần lớn đang trộn lẫn với rác thải sinh hoạt và được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Số ít thu gom được từ hoạt động ve chai, nhưng không đáng kể.

Thứ hai, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tái chế: Từ năm 2016, TP. Hồ Chí Minh đã có hướng chuyển đổi xử lý rác thải thành đốt phát điện. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không có chủ trương khuyến khích, phân loại rác thải tái chế thì việc chuyển đổi cũng gặp nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Mặt khác, tỷ lệ rác thải có khả năng tái chế được tận dụng cũng sẽ không cao. Theo Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh, với các phân tích về tỷ trọng, thành phần chất thải rắn, có thể thấy rằng, việc đốt hỗn hợp chất thải rắn sinh hoạt để sinh nhiệt và tạo năng lượng không mang lại giá trị kinh tế, trừ khi các chất có nhiệt trị cao hơn và có độ ẩm thấp hơn, như thành phần nhựa, gỗ, vải, giấy, cao su, da, băng tã… được tách riêng để đốt.

Ở góc độ khác, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải không phải là vấn đề khó, mà rào cản hiện nay là định kiến của lãnh đạo địa phương đối với đầu tư lĩnh vực này. Hiện các địa phương đều từ chối cấp phép đầu tư ngành nghề xử lý chất thải. Số ít doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh do Sở TN&MT, Bộ TN&MT cấp phép, nhưng phải hoạt động với quy mô rất hạn chế. Phần lớn các cơ sở tái chế chất thải lại hoạt động ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, tập trung nhiều nhất tại vùng ven. Các cơ sở trên cũng chưa có thực lực tài chính đủ để cải tạo, đổi mới quy trình tái chế đáp ứng xu hướng chất thải phát sinh thực tế. Mặt khác, cũng đang vấp phải sự phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng do gây ảnh hưởng chung chất lượng sống của người dân.

Không dừng lại đó, những chính sách ưu đãi đầu tư từ phía Chính phủ, bộ ngành liên quan phải được các địa phương triệt để triển khai, kết hợp với công tác hậu kiểm. Đây là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa đầu tư hạ tầng tiếp nhận và xử lý chất thải nói chung, từng bước đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải ngày càng nhiều của doanh nghiệp với giá thành hợp lý, giảm nguy cơ chất thải đang bị đổ bừa bãi ra môi trường do thiếu đơn vị xử lý.

Ở lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế chất thải nhựa, hiện nay Quỹ Bảo vệ Môi trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế nhựa tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với lãi suất chỉ từ 2,6 - 3,6%/năm, mức cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án...

Thứ ba, biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp. Cụ thể, các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép và ngành điện tại các quốc gia này đang phải tiêu thụ một lượng than khổng lồ và phát thải trên 30% lượng CO2 trên toàn thế giới.

Rác thải nhựa không thể tái chế sẽ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy bằng phương pháp đồng xử lý. Các nhà máy sẽ cắt giảm được lượng than tiêu thụ nhờ thu hồi năng lượng từ việc đốt rác thải nhựa không thể tái chế. Hiệu quả năng lượng sẽ cao hơn nhiều so với các nhà máy chuyển đổi rác thải thành năng lượng thông thường. Phương pháp đồng xử lý hiệu quả về chi phí và không làm phát sinh các chất tồn dư, trong khi đó, phát thải khí nhà kính sẽ giảm đáng kể so với hình thức chôn lấp và đốt rác thải.

THẢO NGUYÊN
推荐内容